(1000đ) Số hộ Tỷ lệ (%) Ngành nghề Thợ mộc 30000 1 6,67 Thợ xây 30000 3 20 Khai thác cát sạn 25000 3 20 Phụ thợ xây 19200 1 6,67
Tiệm sửa xe máy 17500 2 13,34
Buôn bán 10400 5 33.32
(Nguồn: Phỏng vấn nông hộ năm 2011)
Qua quá trình phỏng vấn nhóm hộ kiêm thì có đến 5 hộ có tham gia vào hoạt động buôn bán chiếm 33,32% số hộ được phỏng vấn. Các hộ này tham gia buôn bán ở khu vực chợ An Lỗ nơi có hoạt động dịch vụ khá phát triển và
20% tổng số hộ được phỏng vấn. Nguồn thu nhập từ nghề làm thợ mộc, thợ nề mang lại thu nhập đáng kể cho các họ gia đình, bình quân mỗi năm một lao động thu về cho gia đình khoảng 30 triệu đồng và các nghề này có việc làm thường xuyên trong năm.
4.3.4. Hiệu quả một ngày công của các ngành nghề
Bảng 16: Chi phí lao động và hiệu quả ngày công của một số ngành nghề.
Hoạt động sản xuất Chi phí ngày công (công/sào/lứa)
Hiệu quả ngày công (1000đ) Lúa 6,5 78,43 Màu 12 146,06 Rau 17,5 122,97 Dưa 9,75 107,5 Chăn nuôi - 27,98 Ngành nghề - 89,55
(Nguồn: Phỏng vấn nông hộ năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy được: Giá trị ngày công thu được từ hoạt động trồng trọt cao hơn giá trị ngày công thu được từ hoạt động chăn nuôi và ngành nghề. Cụ thể: Giá trị ngày công của cây hoa màu (lạc, sắn) là cao nhất 146,06 nghìn đồng. Giá trị ngày công của hoạt động chăn nuôi là thấp nhất, chỉ có 27,98 nghìn đồng. Giá trị ngày công của hoạt động trồng rau và dưa là khá cao nhưng diện tích của 2 loại cây trồng này không lớn, vì diện tích đất người dân dùng để canh tác lúa và trồng cây hoa màu. Chăn nuôi có giá trị ngày công thấp nhưng hoạt động chăn nuôi khá phát triển do người dân tận dụng thời gian rỗi, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
4.4. Giải pháp để phát triển sự đa dạng các hệ thống sản xuất của địa phương
Qua thời gian thực tập tại địa phương (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tôi thấy rằng: Để hệ thống sản xuất của địa phương phát triển đa dạng và bền vững thì cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Cần dự báo sớm điều kiện khí hậu, thời tiết để bố trí lịch thời vụ phù hợp từ đó khuyến cáo bà con nông dân bám sát lịch thời vụ để giảm thiếu rủi ro trong sản xuất.
Tiến hành nghiên cứu và đưa vào sản xuất ở địa phương một số giống cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Nhằm làm cho hệ thống cây trồng của địa phương ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Từ đó có thể tăng sự đa dạng về số lượng các mặt hàng nông sản, giảm những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh mang lại. Hệ thống trồng trọt đa dạng sẽ có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng hơn trước đây.
Hạn chế mức tối đa việc sử dụng phân bón hóa học để bón cho cây rau, nên dùng các loại phân vi sinh có thương hiệu trên thị trường để bón. Không dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng để phun cho cây rau, thực hiện sản xuất rau sạch.
Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường để bố trí cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Tăng cường công tác tiêm phòng, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm để duy trì và phát triển số lượng của tổng đàn vật nuôi của địa phương.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
Qua thời gian thực tập tại địa phương tôi xin rút ra một số kết luận sau: 1) Xã Phong An là địa phương có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuât nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, rau, chăn nuôi... và phát triển ngành nghề, dịch vụ.
2) Hệ thống sản xuất cấp cộng đồng: Hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ khá phát triển, còn hệ thống chế biến chưa phát triển ở địa phương. Hệ thống trồng trọt của địa phương khá đa dạng với các loại cây như lúa, lạc, sắn, rau các loại, dưa, ớt...
Trong hệ thống trồng trọt, hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho các hộ gia đình so với các loại cây trồng khác.
Mô hình canh tác chủ yếu của địa phương là: Lạc xen sắn, sắn thuần, độc canh cây lúa, luân canh các loại cây rau, ớt, dưa.
3) Hoạt động trồng trọt mang lại thu nhập hằng năm lớn nhất cho các hộ gia đình thuần nông nghiệp, trong khi đó ngành nghề và dịch vụ là nguồn thu nhập chính của các hộ kiêm. Nguồn thu nhập từ hoạt động chăn nuôi mang lại cho cả 2 nhóm hộ này không cao và nguồn thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của 2 nhóm hộ này xấp xỉ bằng nhau.
4) Hệ thống chăn nuôi khá phát triển với số lượng đàn gia cầm lớn, phương thức chăn nuôi của các hộ gia đình là chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình: với quy mô nhỏ, vừa và lớn. Các loại vật nuôi chính là trâu, bò, gà, vịt, heo với sự phân bố ở các thôn khác nhau.
5.2. Kiến nghị:
Sau khi kết thúc đợt thực tập tại địa phương tôi xin đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình:
Cần tập trung nghiên cứu sự khác nhau của nhóm hộ nghèo, cận nghèo và trên nghèo.
Cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân tại sao xã Phong An có diện tích các Bàu nước lớn nhưng hoạt động nuôi trồng thủy sản chỉ mới phát triển trong những năm gần đây.
Cần nghiên cứu chuỗi giá trị về các loại mặt hàng nông sản phẩm như lúa, lạc, sắn...
Cần phải nghiên tìm hiểu và đi vào nghiên cứu nhu cầu hằng năm của thị trường về sản phẩm cây trồng để chuyển đổi cơ cấu cho hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Huy Đáp, Cơ cấu nông nghiệp việt nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1993. [2]. Lê Quốc Hưng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho vùng gò đồi tỉnh Hà
Tây, luận án PTS khoa học nông nghiệp, viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp
Việt Nam, 1994.
[3]. Nguyễn Thị Thanh, Bài giảng trồng trọt đại cương, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, 2002.
[4]. Nguyễn Duy Tính, nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông
hồng và bắc trung bộ, NXB nông nghiệp Hà Nội, 1995.
[5]. Nguyễn Viết Tuân, Bài Giảng Hệ Thống Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Huế.
[6]. Đào Thế Tuấn, cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1978. [7]. http://www.cesti.gov.vn/left/stinfo/khcntn/khtn-lv-301208-01. [8].http://www.vcn.vnn.vn/Main.aspx? MNU=937&chitiet=8929&Style=1&search=XX_SEARCH_XX. [9]. http://www.tiengiangdost.gov.vn/tsan/ndung_tsan.aspx?ma=393. [10]. http://www.trieuphong.gov.vn/baiviet.asp?IDBV=348. [11]. http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/SNNPTNT/default.aspx?NewsID=127
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số liệu thời tiết khí hậu trung bình từ năm 2000 đến năm 2010 của
xã Phong An ...16
Bảng 2: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã ...19
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Phong An ...21
Bảng 4: Hệ thống trồng trọt của xã Phong An ...24
Bảng 5: Diện tích và tỉ lệ gieo trồng của một số giống lúa trồng tại địa phương năm 2009, 2010 ...27
Bảng 6: Diện tích và tỉ lệ phần trăm diện tích của các loại giống rau trồng tại địa phương trong hai năm 2009 – 2010 ...30
Bảng 7 : Hệ thống chăn nuôi của xã Phong An năm 2008, 2009, 2010 ...31
Bảng 8 : Quy mô của các ngành nghề khác của xã ...33
Bảng 9: Thông tin về nhóm hộ thuần nông nghiệp. ...34
Bảng 10: Đặc điểm của các nhóm hộ thuần nông nghiệp ...35
Bảng 11: Cơ cấu thu nhập thuần của hộ thuần ...36
Bảng 12: Thông tin về nhóm hộ kiêm ...38
Bảng 13: Đặc điểm của các nhóm hộ kiêm ...38
Bảng 14: Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm ...40
Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của ngành nghề và dịch vụ ...41 Bảng 16: Chi phí lao động và hiệu quả ngày công của một số ngành nghề .42