Phương năm 2009,2010

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 31)

trồng

Năm 2009 Năm 2010

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Khang Dân 263,36 80 245,67 80 278,18 84,53 264,81 82,31 HT1 42,78 13 35,3 11,5 33,56 10,2 36,35 11,3 TH5 - - 26,09 8,5 - - 20,56 6,39 X23 22,93 7 - - 17,33 5,27 - - Tổng 329,07 307,06 329,07 321,72

Qua bảng 5 ta thấy: Diện tích trồng lúa Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu do chủ động được nguồn nước tưới. Cụ thể: Diện tích lúa trồng vụ Đông Xuân năm 2009 so với năm 2010 không có sự thay đổi, vẫn duy trì với diện tích 329,07 ha. Diện tích trồng lúa Hè Thu năm 2010 tăng 14,66 ha so với năm 2009, do diện tích lúa trồng một vụ được chuyển sang trồng lúa 2 vụ tại thôn Đồng Lâm, Vĩnh Hương, Phường Hóp.

Cơ cấu giống lúa của địa phương tương đối đa dạng, các giống lúa chính là Khang Dân, HT1, TH5, X23. Ngoài ra còn có các loại giống như nếp lai, Xuân Mai nhưng diện tích gieo trồng không nhiều.

Trong các giống lúa được gieo trồng tại địa phương thì giống Khang Dân là giống lúa được trồng với diện tích lớn nhất. Năm 2009, giống lúa này chiếm đến 80% diện tích gieo trồng của 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Đến năm 2010, diện tích lúa Khang Dân được tăng lên, vụ Đông Xuân gieo trồng với diện tích 278,18 ha chiếm 84,53% và vụ Hè Thu gieo trồng với diện tích là 264,81 ha chiếm 82,31%.

Diện tích giống lúa trồng chủ yếu của địa phương là giống Khang Dân là do 3 thôn đồng bằng có diện tích trồng lúa lớn nhất là Thượng An, Bồ Điền, Phò Ninh gieo trồng giống này đạt năng suất cao nên người dân gieo sạ giống Khang Dân chiếm tỉ lệ cao. Mặt khác, giống Khang Dân là giống rất phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng ở đây nên người dân đã gieo trồng giống lúa này từ lâu.

Ngoài giống Khang Dân thì giống HT1 được trồng cả 2 vụ với diện tích gieo trồng đứng thứ 2 sau giống Khang Dân. Tỉ lệ gieo trồng giống lúa này năm 2010 có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Vụ Đông Xuân 2009 với diện tích là 42,78 ha chiếm 13% nhưng năm 2010 là 33,56 ha chiếm 10,2%. Vụ Hè Thu năm 2009 là 35,3 ha chiếm 11,5% và năm 2010 là 36,35 ha chiếm 11,3 %. Diện tích giống HT1 của vụ Hè Thu năm 2010 tăng 1,05 ha nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn so với năm 2009 là do diện tích lúa 1 vụ chuyển sang canh tác 2 vụ người dân gieo giống Khang Dân nhiều hơn nên tỉ lệ giống lúa này tăng lên nhiều hơn.

Giống TH5 và X23 là những giống chỉ gieo trồng một vụ, giống X23 là giống dài ngày nên được trồng ở vụ Đông Xuân còn giống TH5 là giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng là 80 – 85 ngày), thấp cây, dễ chăm sóc nên được trồng ở vụ Hè Thu. Vụ Hè Thu năm 2010 gieo trồng với diện tích là 20,56 ha chiếm 6,39% tổng diện tích nhưng năm 2009 giống lúa này được gieo với 26,09 ha chiếm 8,5%. Mặc dù diện tích tăng lên nhưng trong cơ cấu tỉ lệ các giống được gieo trồng năm 2010 thì lại giảm.

Giống X23 có diện tích giảm xuống, nguyên nhân là 5,6 ha lúa X23 được chuyển sang trồng lúa Khang Dân ở vụ Đông Xuân năm 2010 vì nhu cầu của thị trường về giống lúa Khang Dân cao hơn X23. Năm 2009, diện tích giống lúa này là 22,93 ha chiếm 7% và năm 2010 chỉ còn lại 17,33 ha chiếm 5,27%.

Vào vụ Hè Thu thì việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn vụ Đông Xuân như: Thủy lợi chưa đảm bảo, thường gặp nhiều sâu bệnh hơn…Do đó mà năng suất, chất lượng và giá bán của các loại giống ở vụ Hè Thu là thấp hơn ở vụ Đông Xuân. Cụ thể: Giống Khang Dân ở vụ Đông Xuân có năng suất bình quân là 60 tạ/ha, giá bán là 5500đ/kg nhưng ở vụ Hè Thu năng suất chỉ có 54,3 tạ/ha, giá bán là 5000đ/kg.

Qua quá trình phân tích và đánh giá ở trên ta có thế kết luận rằng: Cơ cấu các loại giống lúa của địa phương tương đối đa dạng, có giống gieo trồng cả 2 vụ, có giống chỉ gieo trồng được một vụ. Giống lúa chủ đạo là giống Khang Dân chiếm hơn 80% tổng diện tích gieo sạ của các thôn trên địa bàn toàn xã.

Bảng 6: Diện tích và tỉ lệ phần trăm diện tích của các loại giống rau trồng tại địa phương trong hai năm 2009 - 2010

Cây trồng Năm 2009 Năm 2010

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Rau khoai 3,6 27,69 5 29,42 3,6 27,69 4 23,53 Rau cải, rau

dền, xà lách 5,4 41,54 9 52,94 5,4 41,54 10 58,82

Bầu, bí 3 23,07 2 11,76 3 23,07 2 11,76

Ớt 0,5 3,85 0,5 2,94 0,5 3,85 0,5 2,94

Dưa 0,5 3,85 0,5 2,94 0,5 3,85 0,5 2,94

Tổng 13 100 17 100 13 100 17 100

Nguồn( Báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội năm 2008,2009,2010)

Qua bảng 6 ta thấy rằng: Diện tích trồng rau ở vụ Đông Xuân ít hơn vụ Hè Thu là 4 ha. Tổng diện tích trồng rau và diện tích trồng các loại rau ở các vụ trong hai năm 2009, 2010 là không có sự thay đổi. Cụ thể: Vụ Đông Xuân năm 2009 và năm 2010 đều trồng 13 ha rau, vụ Hè Thu của hai năm này trồng rau với diện tích bằng nhau là 17 ha. Vụ Đông Xuân năm 2009 diện tích trồng rau cải, rau dền là 5,4 ha, vụ Đông Xuân năm 2010 diện tích trồng rau cải, rau dền cũng là 5,4 ha. Diện tích trồng rau cải, rau dền, xà lách vụ Hè Thu năm 2009 là 9 ha, nhưng năm 2010 diện tích này là 10 ha… Trong các loại giống rau trồng thì rau cải, rau dền các loại là được trồng với diện tích lớn nhất trong cả hai vụ, chiếm 41,54% diện tích trồng rau vụ Đông Xuân, chiếm 52,94% diện tích trồng rau vụ Hè Thu năm 2009 và 58,82% năm 2010. Rau khoai trồng nhiều ở vụ Hè Thu, bầu, bí thì trồng nhiều ở vụ Đông Xuân. Diện tích trồng rau khoai ở vụ Đông Xuân chỉ có 3,6 ha, vụ Hè Thu lên tới 5 ha năm 2009 và 4 ha năm 2010, còn bầu, bí vụ Đông Xuân trồng với diện tích là 3 ha nhưng vụ Hè Thu chỉ trồng có 2 ha.

Diện tích trồng dưa, ớt là thấp nhất, chiếm 3,85% diện tích trồng rau vụ Đông Xuân và chiếm 2,94% diện tích trồng rau vụ Hè Thu.

4.2.2. Hệ thống chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn toàn xã khá phát triển với các đối tượng vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, vịt... Tổng đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã là 29.824 con. Trong đó, gia cầm chiếm tỉ lệ 83,82% và đàn lợn chiếm 13,04% tổng đàn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w