Bảng 11: Cơ cấu thu nhập thuần của hộ thuần

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

Hoạt động chăn nuôi của 3 nhóm hộ này cũng có sự khác nhau. Trong khi nhóm hộ có quy mô trung bình chăn nuôi khá đa dạng như nuôi trâu cày kéo và lấy thịt (4 con), nuôi heo, nuôi gà (70 con) thì 2 nhóm hộ còn lại chăn nuôi khá đơn giản. Nhóm hộ có quy mô lớn chỉ nuôi heo lấy thịt và nhóm hộ có quy mô nhỏ nuôi heo nái để bán con giống (bán khoảng 20 con lợn giống mỗi năm)

Các nhóm này có diện tích gieo trồng khác nhau, điều này cho ta thấy rằng đã có sự phân hóa về quy mô diện tích giữa các hộ và từ đó tạo nên sự đa dạng trong hệ thống sản xuất của nhóm hộ thuần nông.

4.3.1.2. Cơ cấu thu nhập của hộ thuần nông nghiệp

Bảng 11: Cơ cấu thu nhập thuần của hộ thuần

Nguồn

thu nhập Nhóm quy mô nhỏ

Nhóm quy mô trung

bình Nhóm quy mô lớn Thu nhập (1000đ/năm) Tỉ lệ (%) Thu nhập (1000đ/năm) Tỉ lệ (%) Thu nhập (1000đ/năm) Tỉ lệ (%) Chăn nuôi 3.733,33 17,15 14.250 28,63 9.000 14,95 Trồng trọt 18.040 82,85 35.515,85 71,37 51.180,87 85,05 Lúa 6.251 28,71 9.135,14 18,36 15.082,5 25,06 Màu 4.839 22,22 18.200,71 36,57 28.498,37 47,35 Rau 6.000 27,56 8.180 16,44 6.000 9,97 Dưa 950 4,36 0 0 1.600 2,67 Tổng 21.773,33 100 49.765,85 100 60.180,87 100

Qua bảng trên ta thấy: Thu nhập chính của các hộ thuần nông chủ yếu từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động trồng trọt của cả 3 nhóm đều chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu thu nhập của nông hộ. Nhóm hộ quy mô lớn có tổng thu nhập/năm lớn nhất (60,18087 triệu đồng/năm).

Nhóm hộ có quy mô nhỏ: Có thu nhập từ hoạt động trồng trọt lớn hơn nhiều so với thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, chiếm 82,85% trong cơ cấu thu nhập hằng năm của hộ. Trong hoạt động trồng trọt, cây lúa và cây rau mang lại thu nhập cao nhất cho nhóm hộ này. Mỗi năm, trung bình cây lúa đóng góp 6,251 triệu đồng, chiếm 28,71% và cây rau đóng góp 6 triệu đồng, chiếm 27,56%. Cây dưa mang lại thu nhập thấp nhất, chỉ chiếm 4,36% với thu nhập 950.000 đồng/năm.

Nhóm hộ có quy mô vừa: Hoạt động chăn nuôi của nhóm hộ này mang lại thu nhập 14,250 triệu đồng/năm, chiếm 28,63% cơ cấu thu nhập của hộ. Đây cũng là nhóm có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi mang lại cao nhất trong cả 3 nhóm hộ. Cây trồng màu đóng góp thu nhập lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của các hộ này. Bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 18,20071 triệu đồng, chiếm 36,57%. Nhóm hộ này không trồng dưa nên thu nhập từ cây trồng này không có.

Nhóm hộ có quy mô lớn: Hoạt động trồng trọt đóng góp 51,18087 triệu đồng/năm, chiếm 85,05%. Cây trồng màu mang lại thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng của nhóm hộ này, thu nhập mỗi năm là 28,49837 triệu đồng, chiếm 47,35%. Đây là tỉ lệ khá cao so với các nhóm hộ có quy mô nhỏ và quy mô trung bình. Nguyên nhân là một số hộ có thuê thêm đất màu để canh tác lạc xen sắn nên thu nhập từ cây màu của nhóm này lớn nhất trong tất cả các nhóm thuộc nhóm hộ thuần nông.

4.3.2. Hệ thống sản xuất ở cấp độ nông hộ đối với hộ kiêm 4.3.2.1 Đặc điểm của nhóm hộ kiêm

Nhóm hộ kiêm là các hộ ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì họ còn có khoản thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ mang lại. Nguồn thu nhập từ các hoạt động ngành nghề chủ yếu như: Thợ mộc, thợ hồ,

tiệm sửa xe máy, khai thác cát sạn và thu nhập từ hoạt động buôn bán ở chợ An Lỗ và chợ Phù (thôn Phò Ninh).

Bảng 12: Thông tin về nhóm hộ kiêm

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)