Năm Tiêu chí
Đơn vị tính
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trâu Con 717 558 551
Bò Con 88 98 83
Heo Con 2881 3151 3890
Gia cầm Con 12312 20500 25000
(Nguồn:Báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội năm 2008,2009,2010)
Năm 2008, do tình hình thời tiết khá khắc nghiệt, đợt rét đậm đầu năm đã làm cho trâu bò bị chết rét nhiều, hơn nữa diện tích đồng cỏ bị thu hẹp đi nên sau rét bà con đã bán đi khá nhiều. Do vậy, đã ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng tổng đàn. Đàn trâu từ 1256 con xuống 717 con, đàn bò từ 120 con giảm xuống còn 88 con. Riêng đàn lợn do dịch tai xanh diễn ra phức tạp, ở địa phương đã xảy ra 3 đợt buộc phải tiêu hủy 1000 con với trọng lượng 34,6 tấn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với các hộ chăn nuôi lợn, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do hoạt động chăn nuôi không tạo ra thu nhập cho gia đình. Giá cả biến động liên tục, có nhiều bất lợi cho bà con nên tổng đàn lợn giảm xuống còn 2881 con.
Năm 2010: Số lượng trâu bò nhìn chung giảm xuống. Đàn trâu có 551 con giảm 7 con so với năm 2009 và giảm 66 con so với năm 2008. Nguyên nhân là thời tiết không được thuận lợi, đồng cỏ thu hẹp. Đàn lợn với số lượng 3890 con, tăng 739 con, đạt 100% kế hoạch đề ra so với năm 2009 và tăng 1009 con so với năm 2008. Đàn lợn có số lượng tăng trở lại là do công tác tiêm phòng được đảm bảo, dịch tai xanh được kiểm soát, không còn đợt dịch
Tổng đàn gia cầm đạt 25000 con tăng 4500 con so với năm 2009.
Đàn trâu bò được nuôi chủ yếu ở thôn Đồng Lâm, Vĩnh Hương, Phường Hóp vì đây là vùng trung du nên có diện tích đồng cỏ lớn hơn các thôn khác. Thôn Đồng Lâm là thôn có số lượng trâu bò nhiều nhất, chiếm 80% tổng đàn. Trâu nuôi để phục vụ kéo cày và để bán, bò nuôi để bán.
Đàn gia cầm phát triển mạnh và được nuôi chủ yếu ở thôn Thượng An và Phò Ninh. Số lượng vịt nuôi thả đồng tập trung chủ yếu ở thôn Thượng An vì thôn này có diện tích trồng lúa lớn nhất của xã Phong An, do vậy cánh đồng lúa khi gặt xong được người dân thả vịt nhằm tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng, giảm thiểu chi phí chăn nuôi.
Phương thức nuôi chủ yếu của địa phương là nuôi theo kiểu gia đình với quy mô nhỏ, vừa và lớn.
4.2.3. Hệ thống nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Phong An được nuôi trồng tập trung tại thôn Phò Ninh và Đồng Lâm do 2 thôn này có diện tích mặt nước lớn. Các bàu, hồ được tận dụng để thả nuôi các giống cá nước ngọt. Cá được thả ở Bàu Co, Bàu Cừa chiếm 95% diện tích nuôi trồng trên toàn xã.
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 80 ha tăng 10 ha so với năm 2009. Với số lượng cá thả nuôi là 700.000 con tăng 200.000 con so với năm 2009. Ngoài nuôi thả cá thương phẩm, ở thôn Phò Ninh có 1 hộ và Đồng Lâm có 7 hộ nuôi cá giống với số lượng 300.000 con, bước đầu mang lại hiệu quả
Ngoài 2 thôn trên, ở thôn Thượng An còn thả cá theo hình thức nuôi cá lồng bè với diện tích 4 ha và thôn Bồ Điền thả nuôi 1ha dọc theo con sông Bồ.
4.2.4. Tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác
Phong An là xã ngoài nông nghiệp ra thì còn có nhiều ngành nghề khác như: Sửa xe máy, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, điện dân dụng, khai thác cát sạn, vật liệu xây dựng, cưa xẻ gỗ...
Bảng 8 : Quy mô của các ngành nghề khác của xã