Chủ nghĩa độc tôn: Coi mình là hiện thân của mọi thành quả tập thể, đây là chủ nghĩa cơ hội nguy hiểm nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 27 - 30)

cơ hội nguy hiểm nhất.

- Tính cực đoan: luôn cho quyết định của mình là hoàn hảo, tuyệt diệu. - Tính đoán ý: chỉ đánh giá con người trong hai phạm trù tốt hoặc xấu. - Tính cố chấp: nhìn nhận con người không thay đổi, định kiến.

- Tính ôm đồm, bao biện: Không biết chọn vấn đề quan trọng nhất, không phân biệt việc chính, việc phụ.

- Tính tạm thời: không biết ra quyết định, không tự chịu trách nhiệm, ngại va chạm, muốn yên ổn.

- Tính sỗ sàng: tùy tiện, không theo nghi thức, kỷ cương, không mực thước, nhã nhặn.

4.4. Đổi mới phong cách làm việc

Mỗi người cán bộ quản lý có một phong cách làm việc riêng. Dù phong cách làm việc có tốt, hiệu quả nhưng cũng luôn phải đổi mới theo các tiêu chí sau:

- Suy nghĩ trước khi làm, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm.

- Phong cách làm việc tập thể, dân chủ, quyết đoán.

- Phong cách đi sâu sát thực tế, dựa vào tập thể, quần chúng. - Tác phong khiêm tốn, cởi mở, tiếp thu phê bình và tự phê bình.

- Phương pháp lãnh đạo, quản lý hợp tính nguyên tắc với cứng rắn, linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý công việc.

Theo quy luật tâm lý, con người luôn muốn hoạt động, làm việc. Môi trường làm việc đúng sở trường sẽ là niềm vui thích. Qua hoạt động, làm việc thể hiện nhân cách, tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Người quản lý cần cho người thực hiện một cái quyền nào đó vì ai cũng có lòng tự trọng và nhu cầu tiến bộ.

28

LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Khái niệm lãnh đạo là

A. quá trình mà một người tạo ra ảnh hưởng tới những người khác, thúc đẩy, khuyến khích và chỉ đạo các hoạt động để nhóm hoặc tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

B. quá trình chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu cụ thể đã đề ra và là lãnh đạo để thực hiện các mục tiêu dài hạn.

C. là quá trình dẫn dắt, định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lý và là quản lý các mục tiêu rộng hơn, xa hơn và khái quát hơn.

D. là xác định cách làm đúng, đường lối đúng.

Câu 2: “Đặc trưng nổi bật của phong cách này là những hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát và phối hợp các hoạt động của cấp dưới” là đặc trưng của phong cách lãnh đạo

A. Phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm B. Phong cách lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm C. Phong cách lãnh đạo chỉ huy độc đoán

D. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Câu 3: “ Người quản lý tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề quan trọng của tổ chức đối với nhân viên” là đặc điểm của phong cách lãnh đạo

A. Phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm B. Phong cách lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm C. Phong cách lãnh đạo chỉ huy độc đoán

D. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Câu 4: “Nhà quản lý phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mong muốn đạt được” là đặc điểm của phong cách lãnh đạo

A. Phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm B. Phong cách lãnh đạo lấy công việc làm trung tâm C. Phong cách lãnh đạo chỉ huy độc đoán

D. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Câu 5: Phẩm chất người lãnh đạo cần có là A. Kiêu căng, độc đoán, bảo thủ.

B. Đa nghi với mọi người, thay đổi ý kiến như chong chóng. C. Dấn thân nửa vời, “ Xông pha giúp người thắng trận”. D. Hy sinh lợi ích cá nhân

*.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.BS. Đỗ Văn Bình, ThS. BS Trần Đức Thành, ThS. BS. Đặng Thị Lan Anh, PGS. TS. Nguyễn Tùng Linh (năm 2011), Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng, NXB Quân đội nhân dân. Tùng Linh (năm 2011), Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng, NXB Quân đội nhân dân.

29

Bài 4

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm, tiêu chuẩn của vấn đề và quy trình giải quyết vấn đề 2. Phân tích được các kỹ thuật “Why”, “SWOT”, “xương cá”.

3. Ứng dụng quy trình giải quyết vấn đề để giải quyết các vấn đề trong hoạt động điều dưỡng và quản lý điều dưỡng.

NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Khái niệm: Một vấn đề xuất hiện khi có khó khăn sẽ làm cản trở quá trình phát triển của tình hình hiện tại và tương lai. tình hình hiện tại và tương lai.

- Tiêu chuẩn: Chỉ được coi là một vấn đề khi có 3 nội dung cơ bản sau đây:

+ Nhận thức được sự khác biệt: so sánh hiện tại của vấn đề với một số chuẩn mực đang hoặc đã có.

+ Có áp lực đòi hỏi phải giải quyết nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của vấn đề. Áp lực có thể là chính sách, tài chính, sự phàn nàn, sự mong muốn của người quản lý hoặc những mong muốn thay đổi từ phía xã hội.

+ Có nguồn lực để giải quyết: kinh phí, nhân lực, trang thiết bị và chính sách cần thiết để giải quyết vấn đề.

1.2. Vấn đề sức khỏe

Vấn đề sức khỏe là những tồn tại giữa thực trạng và sự mong muốn của con người về một tình trạng sức khỏe.

Những tồn tại có thể là một trạng thái sức khỏe của một người dân hay của cộng đồng. Ví dụ: đường máu cao hơn bình thường, huyết áp cao hơn so với bình thường … Là những vấn đề về sức khỏe của một con người. Dịch sốt xuất huyết Dengue, bệnh sốt rét, bệnh tiêu chảy đang phát triển với số người mắc ngày càng tăng … là những vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, vấn đề sức khỏe là sự bất bình thường trong cơ thể con người nói riêng và của một cộng đồng nói chung.

1.3. Vấn đề trong quản lý điều dưỡng

Vấn đề thường xuyên nảy sinh giữa điều dưỡng với người bệnh, giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa thực trạng của điều kiện, trang bị và nhu cầu chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh là những mâu thuẫn mang tính nhân sự. Một vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân, điều quan trọng là phải tìm ra vấn đề thực sự là gì? Có thể lúc đầu nó được coi là một vấn đề, nhưng sau khi đã thu thập thông tin cần thiết thì nó không phải là vấn đề cần phải giải quyết. Người điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa sau khi đã xác định hoặc thừa nhận phải thực hiện giải quyết ngay vấn đề đó, coi người bệnh là trung tâm của mọi vấn đề cần phải giải quyết.

2. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Quy trình giải quyết vấn đề là công cụ giúp người điều dưỡng đưa ra các quyết định phù hợp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm các bước: Phân tích thông tin để xác định vấn đề, đưa ra mục tiêu cho vấn đề, lập kế hoạch, đưa ra các giải pháp phù hợp, thực hiện giải pháp lựa chọn và đánh giá kết quả thực hiện.

30

Sơ đồ 4.1: Quy trình giải quyết vấn đề

2.1. Xác định vấn đề 2.1.1. Thu thập thông tin 2.1.1. Thu thập thông tin

Thông tin y tế là những thông tin mô tả về các yếu tố liên quan đến sức khỏe con người và cộng đồng. Thông tin y tế có thể mô tả các lĩnh vực trong ngành Y tế và những lĩnh vực có liên quan đến ngành Y tế.

Những yêu cầu của thông tin:

- Thông tin phải đầy đủ và toàn diện. - Thông tin chính xác.

- Thông tin cập nhật

- Thông tin có tính đặc hiệu.

- Thông tin phản ánh về số lượng và chất lượng. - Thông tin được lượng hóa.

Mục đích của thu thập thông tin là nhận được những thông tin và những sự kiện về: - Tình trạng vấn đề nảy sinh.

- Những người thực hiện làm việc ở đó. - Khả năng về cơ sở vật chất, trang bị.

Thu thập nhiều dữ kiện liên quan đến vấn đề, chưa phân tích thông tin khi chưa thu thập đầy đủ các dữ kiện. Thường tự đặt ra câu hỏi: Cái gì đã xảy ra? Ai đã gây ra sự kiện đó? Tại sao sự kiện đó lại xảy ra? Từ đó để xếp thông tin vào các nhóm như sau:

- Thông tin về con người - Thông tin về tổ chức

- Thông tin về vật tư, trang thiết bị.

2.1.2. Phương pháp và nguồn thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)