Thông tin sẵn có: có thể thu thập được từ những ghi chép, báo cáo, sổ sách Những thông tin này chính xác vì đã được công bố.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 30 - 34)

thông tin này chính xác vì đã được công bố.

- Thông tin từ các cuộc họp, phỏng vấn: Những thông tin này có thể không chính xác nếu không liệt kê, ghi chép đầy đủ để đảm bảo độ chính xác trung thực.

- Thông tin thu được từ các cuộc điều tra, nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin này thường chính xác nhưng đòi hỏi người thu thập thông tin phải có kinh nghiệm và đảm bảo được tính khoa học trong điều tra, nghiên cứu.

2.2. Xác định mục tiêu Xác định vấn đề Xác định vấn đề Lập kế hoạch Thực hiện sắp xếp hoạt động bố trí nguồn lực Lập kế hoạch, đưa ra các giải pháp phù hợp Mục tiêu cho vấn đề

31

Mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể có thể đo đếm được và có giới hạn về thời gian, phù hợp với điều kiện thực tế.

Mục tiêu phải ngắn gọn đảm bảo đặc tính cơ bản và có các tiêu chuẩn:

- Đặc thù: Không lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác nhưng phù hợp với đường lối chung, giúp giải quyết vấn đề thiết thực.

- Đo lường được: đo được, theo dõi, đánh giá được có thể nhìn thấy, biết được kết quả rõ ràng.

- Phù hợp: Phù hợp với vấn đề đã được xác định, có những điều kiện thuận lợi có thể vượt qua được khó khăn trở ngại.

- Thiết thực: Là vấn đề cần giải quyết, đạt mục tiêu này sẽ giúp cho chăm sóc điều dưỡng của đơn vị được nâng cao.

- Có giới hạn về thời gian: Có thời gian nhất định để giải quyết vấn đề đã được xác định.

2.3. Lập kế hoạch, lựa chọn giải pháp

Sau khi xác định được một vấn đề, cần xác định nguyên nhân để có thể lập kế hoạch can thiệp. Nếu chưa xác định được nguyên nhân cụ thể thì không thể đo lường được sự tiến triển của vấn đề cần giải quyết, khả năng giải quyết vấn đề bị hạn chế.

2.3.1. Kỹ thuật phân tích vấn đề

2.3.1.1. Kỹ thuật động não.

Khi nào áp dụng:

- Động não là một kỹ thuật giúp cho một nhóm người trong thời gian ngắn có thể đưa ra được nhiều ý tưởng.

- Được áp dụng để phân tích nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp cho vấn đề. - Mọi nhóm người có chung sự quan tâm đều có thể áp dụng phương pháp động não. Nếu trong nhóm có thành viên có những quan điểm khác nhau sẽ giúp tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo.

Các quy tắc áp dụng:

- Nhóm làm việc nhanh, sôi động trong thời gian ngắn - Xây dựng và bổ sung trên ý tưởng của nhau

- Khuyến khích nói ra mọi ý tưởng“loé lên” trong đầu. - Chưa vội phán xét tính chính xác của các ý kiến - Đạt được sự thống nhất trong nhóm

Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật động não của nhóm là thu thập các ý kiến. Việc đánh giá và nhận xét sự chính xác hoặc không chính xác của các ý kiến sẽ nghiên cứu sau. Đôi khi 2 ý kiến trái ngược nhau có thể phối hợp để đưa ra một giải pháp dung hòa hợp lý.

Ví dụ 1:

Bạn muốn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện của bệnh viện. Bạn có thể mời một nhóm điều dưỡng trưởng và áp dụng phương pháp động não trong nhóm để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện. Bạn có thể hỏi những câu hỏi như sau:

Theo ý kiến của bạn các yếu tố cản trở đến việc thực hiện CSTD ở bệnh viện chúng ta là gì? Dành một vài phút để mọi người suy nghĩ, để khuyến khích mọi người phát biểu bạn nói rằng sẽ không có câu trả lời đúng hoặc sai, hãy nói tất cả ý kiến đã có hoặc sai, hãy nói tất cả các ý nghĩ đã có hoặc vừa chợt đến trong đầu của bạn.

Sau đó mời từng người phát biểu. Bạn ghi lại tất cả các vấn đề trên bảng hoặc tờ giấy lớn. Bạn yêu cầu nhóm bổ sung các vấn đề chưa rõ nghĩa và thống nhất danh sách các vấn đề

32

của nhóm. Sau đó thảo luận để giữ lại những ý kiến nào và bỏ những ý kiến nào trong bản danh sách ý kiến của cả nhóm. Như vậy, kết quả thảo luận bằng phương pháp động não đã giúp bạn có được danh sách các vấn đề cản trở đến chăm sóc toàn diện tại bệnh viện của bạn. Danh sách bao gồm:

- Thiếu dụng cụ

- Lãnh đạo bệnh viện chưa quan tâm - Các bác sĩ chưa ủng hộ

- Trình độ điều dưỡng viên yếu - Chưa có sự hỗ trợ của các bộ phận - Thiếu nhân lực điều dưỡng

- Có quá nhiều bệnh nhân - Lương thấp

- Kỹ năng giao tiếp yếu

2.3.1.2. Kỹ thuật “5 Why”

“5 Why” là một kỹ thuật đơn giản, dễ nhớ và rất hiệu quả trong quá trình giải quyết vấn đề, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc của vấn đề. Chiến lược 5Why được sử dụng để phân tích tìm nguyên nhân của vấn đề bằng cách đặt câu hỏi: “ Tại sao xảy ra vấn đề đó?. Thông thường câu trả lời cho câu hỏi “ tại sao” đầu tiên sẽ gợi ý cho câu hỏi “tại sao” thứ 2, rồi thứ 3, thứ 4, thứ 5.

5 Why là một kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của một vấn đề nhưng đối với vấn đề phức tạp thì “5Why” có thể không giúp bạn giải quyết được nguyên nhân gốc và đôi khi sẽ đưa bạn đi sai đường, nếu bạn nhận thấy nó không nhanh chóng đưa ra câu trả lời đúng và rõ ràng thì bạn cần đến những kỹ thuật tinh vi hơn.

2.3.1.3. Kỹ thuật “Xương cá”

Phương pháp phân tích để tìm nguyên nhân của vấn đề, sử dụng sơ đồ xương cá có 5 bước:

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ xương cá

Bước 1: Vẽ mô hình khung xương cá, từ trái qua phải là trục xương chính, đầu cá ở bên phải.

Bước 2: Viết tên vấn đề vào đầu cá.

Bước 3: Xác định các yếu tố chủ yếu liên quan đến vấn đề lên xương chính tối thiểu có 5 nhánh để tránh bỏ sót: - Con người, - Phương pháp thực hành Xương chính 1 Xương chính 2 Xương chính 3 Vấn đề Xương chính 5 Xương chính 4

33

- Trang bị - Nguyên liệu - Môi trường.

Bước 4: Phân tích và tìm nguyên nhân gốc rễ, bằng cách liên tục đặt câu hỏi: - Tại sao điều này xảy ra?

- Tại sao vấn đề này tồn tại?

Nguyên nhân gốc rễ là nguyên nhân khi trả lời thấy rõ ràng và bằng một hoạt động can thiệp có thể giải quyết được vấn đề. Thường sau 5 lần hỏi liên tục thì phần lớn tìm ra được nguyên nhân gốc rễ.

Bước 5: Xác định nguyên nhân gốc rễ

Sau khi hoàn thành khung xương cá, dựa vào nguồn thông tin và số liệu, xác định nguyên nhân thật sự gây ra vấn đề và những nguyên nhân có khả năng giải quyết được. Đánh dấu và nếu cần thiết thì xem xét thu thập số liệu chứng minh nguyên nhân gốc rễ.

Trường hợp sơ đồ xương cá phức tạp, nên tách một xương chính thành một xương mới để xác định nguyên nhân.

2.3.1.4. Kỹ thuật SWOT

Kỹ thuật SWOT “Strength Weakness Opportunity and Threaten” giúp bạn phân tích tình hình trong việc lập kế hoạch dự án. Kỹ thuật SWOT sẽ giúp bạn hướng các hoạt động vào việc phát huy thế mạnh và giải quyết những điểm yếu thông qua khai thác các cơ hội lớn để thực hiện những thay đổi. Trong quá trình áp dụng kỹ thuật SWOT bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

Những điểm mạnh (Strength) của bạn là gì? - Ưu điểm nổi bật của bạn là gì?

- Những việc gì bạn làm tốt?

- Người khác đánh giá những điểm mạnh của bạn là gì? Những điểm yếu (Weakness ) của bạn là gì?

- Những điểm yếu nhất của bạn là gì?

- Người khác đánh giá những điểm yếu của bạn là gì? Cơ hội (Opportunity) có thể đến với bạn là gì?

- Các cơ hội thuận lợi có thể đến với bạn là gì? - Các xu hướng làm bạn quan tâm là gì?

Nguy cơ đe doạ (Threaten) đối với bạn là gì? - Những cản trở đối với bạn là gì?

- Bạn có thể tiếp cận được các thông tin bạn cần không? - Những nhóm người nào có thể đối lập với bạn?

2.3.2. Lựa chọn giải pháp

Sau khi đã xác định được mục tiêu chung, mục tiêu giải quyết một nguyên nhân hoặc một vấn đề thì tìm giải pháp để đạt được mục tiêu của vấn đề.

Các giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau - Có hiệu lực và hiệu quả cao.

- Thích hợp với điều kiện chuyên môn kỹ thuật và thực tế. - Được đơn vi, cộng đồng chấp nhận.

- Có khả năng duy trì

Lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề là một hoạt động hết sức quan trọng, phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là các nguyên nhân gây ra vấn đề và khả năng thực thi giải quyết vấn đề, nó cũng thể hiện trình độ và kỹ năng của người điều dưỡng.

34

Mỗi nguyên nhân của vấn đề có thể có nhiều giải pháp, tùy theo điều kiện thực tế và qua phân tích để lựa chọn giải pháp phù hợp. Thông thường có một số nhóm giải pháp như sau:

- Giải pháp tác động vào đối tượng phục vụ: giáo dục, tăng kinh phí, thu hút đối tượng tham gia.

- Giải pháp tác động vào đối tượng cung cấp dịch vụ: nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trách nhiệm của cán bộ thông qua đào tạo, huấn luyện.

- Giải pháp phối hợp: lồng ghép với các cơ quan, đơn vị, cá nhân huy động tập thể, cộng đồng tham gia.

- Giải pháp về chính sách, tổ chức: nhằm mục đích động viên khuyến khích, thay đổi hình thức tổ chức, quản lý.

2.3.3. Viết kế hoạch

Một bản kế hoạch thường có các nội dung sau: - Tên kế hoạch.

- Đặt vấn đề

- Thông tin liên quan, phân tích tình hình thực trạng. - Mục tiêu - Giải pháp lựa chọn - Các nguồn lực chủ yếu. - Chỉ tiêu thực hiện. - Chỉ số đánh giá - Các hoạt động.

- Thời gian diễn ra các hoạt động - Thuận lợi khó khăn, rủi ro

- Hướng dẫn thực hiện kế hoạch khi cần. - Các đề nghị, yêu cầu.

Bản kế hoạch được viết ra có thể phải có bước thảo luận để hoàn chỉnh theo nguyên tắc dân chủ, được phê duyệt và phổ biến, thông báo tới những người liên quan trước khi thực hiện.

2.4. Thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)