Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới lien tục phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 45 - 49)

Câu 4: Số giờ trung bình phục vụ một người bệnh chăm sóc cấp I trong 24 giờ là A. 0.5 giờ.

B. 1.5 giờ. C. 2 giờ. D. 4 giờ.

Câu 5: Khối lượng chăm sóc tại khoa truyền nhiễm có 50 bệnh nhân, trong đó có 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 1, 30 bệnh nhân chăm sóc cấp 2, 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 3 là

A. 130 giờ B. 140 giờ C. 150 giờ D. 160 giờ

Câu 6: Số nhân lực cần để chăm sóc tại khoa truyền nhiễm có 50 bệnh nhân, trong đó có 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 1, 30 bệnh nhân chăm sóc cấp 2, 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 3 là

A. 16 người B. 17, 5 người C. 18 người D. 20 người.

Câu 7: Số biên chế làm việc hang ngày của khoa truyền nhiễm có 50 bệnh nhân, trong đó có 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 1, 30 bệnh nhân chăm sóc cấp 2, 10 bệnh nhân chăm sóc cấp 3 là

A. 24 người B. 25 người C. 26 người D. 27 người

Câu 8: Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa trong việc cất giữ, bảo quản vật tư, trang bị y tế trong khoa là

A. Lập bảng dự trù vật tư, trang bị. B. Trực tiếp quản lý kho vật tư, trang bị C. Thực hiện nhập vật tư – trang thiết bị D. Thực hiện xuất vật tư – trang thiết bị.

46

Câu 9: Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa trong việc cất giữ, bảo quản vật tư, trang bị y tế trong khoa là

A. Chịu trách nhiệm nhập – xuất vật tư, trang bị. B. Trực tiếp quản lý kho vật tư, trang bị

C. Thực hiện nhập vật tư – trang thiết bị D. Thực hiện xuất vật tư – trang thiết bị.

Câu 10: Nhiệm vụ của điều dưỡng hành chính trong việc cất giữ, bảo quản vật tư, trang bị y tế trong khoa là

A. Chịu trách nhiệm nhập – xuất vật tư, trang bị. B. Trực tiếp quản lý kho vật tư, trang bị

C. Lập bảng dự trù vật tư, trang bị.

D. Thường xuyên báo cáo chủ nhiệm khoa về cung cấp và sử dụng vật tư, trang bị.

*. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.BS. Đỗ Văn Bình, ThS. BS Trần Đức Thành, ThS. BS. Đặng Thị Lan Anh, PGS. TS. Nguyễn Tùng Linh (năm 2011), Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng, NXB Quân đội nhân dân. Tùng Linh (năm 2011), Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng, NXB Quân đội nhân dân.

47

Bài 6

MÔ HÌNH CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG

MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa, một số yêu cầu cần thiết để tổ chức một số mô hình chăm sóc điều dưỡng

2. So sánh được ưu, nhược điểm của một số mô hình chăm sóc điều dưỡng.

3. Lựa chọn được mô hình chăm sóc điều dưỡng phù hợp với điều kiện môi trường làm việc của từng bệnh viện.

NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Chăm sóc điều dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống chăm sóc y tế cho người dân. Nếu như trước kia do trình độ xã hội kinh tế chưa phát triển chăm sóc điều dưỡng chỉ đơn thuần là những công việc đơn giản phục vụ nhu cầu tối thiểu của người bệnh thì ngày nay chăm sóc điều dưỡng đòi hỏi tính khoa học, tổ chức, quản lý chặt chẽ, hiệu quả cao nhất. Chăm sóc điều dưỡng trở thành bộ phận quan trọng trong phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người dân trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng.

1.1. Mô hình chăm sóc tốt

Mô hình chăm sóc điều dưỡng được đánh giá là tốt phải được tích tụ đầy đủ các tiêu chuẩn sau :

- Người bệnh là trung tâm và được cá biệt hóa.

Người bệnh có những nhu cầu chung, giống nhau và nhu cầu riêng, không giống ai. Vì vậy chăm sóc điều dưỡng lấy người bệnh làm trung tâm, đối tượng phục vụ, đồng thời nhận định được các nhu cầu riêng biệt của mỗi người bệnh để đưa ra các kỹ năng, kỹ thuật chăm sóc thích hợp

- Tính liên tục trong chăm sóc

Con người khi có vấn đề về sức khỏe thì luôn có những rối loạn về thể chất và tinh thần. Điều chỉnh các rối loạn này là một quá trình, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời.Vì vậy chăm sóc cho mỗi người bệnh đặc biệt người bệnh nằm viện cần có nhiều người tham gia nhằm đảm bảo quá trình chăm sóc liên tục. Chỉ một thoáng chần chừ, chậm trễ của thầy thuốc là tình trạng người bệnh đã chuyển thành nguy kịch, thậm chí không thể cứu vãn được nữa.

Một điều dưỡng phụ trách liên tục một số người bệnh nhất định, trong một thời gian đủ dài theo tính chất bệnh lý của bệnh. Tốt nhất là trực tiếp phụ trách chăm sóc ngày từ khi người bệnh nhập viện cho đến khi người bệnh ra viện, thực hiện nắm chắc diễn biến, tiến triển bệnh, chăm sóc riêng biệt cho từng người bệnh.

Tổ chức tốt các buổi giao ban, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, bàn giao giữa các ca, kíp tình trạng người bệnh, kế hoạch chăm sóc là những hoạt động đảm bảo, duy trì chăm sóc liên tục.

- Phù hợp với chuyên khoa và điều kiện của khoa.

Một mô hình chăm sóc điều dưỡng tốt phải phản ánh được những đặc điểm của người bệnh trong khoa về bệnh lý cũng như về đặc tính chung, đồng thời phản ánh tình hình thực tế của khoa về nhân lưc, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Không nên rập khuân, máy móc trong áp dụng và xây dựng mô hình chăm sóc điều dưỡng. Năng động, sáng tạo, liên tục tìm tòi, học hỏi cải tiến phương pháp, kỹ thuật là phong cách của người điều dưỡng, quản lý điều dưỡng hiện đại.

48

1.2. Lựa chọn mô hình chăm sóc điều dưỡng

Lựa chọn mô hình chăm sóc điều dưỡng thích hợp, có hiệu quả là nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa. Mô hình chăm sóc có tác động trực tiếp đến chất lượng chăm sóc người bệnh. Vì vậy mỗi điều dưỡng cũng phải hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công trong mô hình chăm sóc, nội dung các mô hình chăm sóc.

Bệnh viện cần có chuyển hướng mạnh mẽ trong áp dụng các mô hình chăm sóc, mạnh dạn và kiên quyết xóa bỏ mô hình chăm sóc lạc hậu, không hiệu quả, đưa vào áp dụng các mô hình nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh.

2.MÔ HÌNH CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG 2.1. Mô hình phân công theo nhiệm vụ 2.1. Mô hình phân công theo nhiệm vụ

Trong một thời gian khá dài, khi trình độ kiến thức của người điều dưỡng chưa được nâng cao, vai trò của điều dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, chăm sóc y tế cho người dân chưa toàn diện, mô hình phân công theo nhiệm vụ được áp dụng phổ biến ở các bệnh viện trên thế giới và đã đem lại hiệu quả nhất định.

2.1.1. Định nghĩa

Mô hình phân công theo nhiệm vụ là mô hình lấy nhiệm vụ của người điều dưỡng làm trung tâm. Tất cả điều dưỡng đều tham gia chăm sóc cho toàn bộ người bệnh trong khoa.

Mỗi điều dưỡng chỉ thực hành một hoặc 2 kỹ thuật chăm sóc trên một nhóm người bệnh trong khoa. Điều dưỡng trưởng khoa là người điều hành, quản lý.

2.1.2. Ưu điểm

Mô hình chăm sóc theo nhiệm vụ có những ưu điểm nổi bật và còn tồn tại trong một số cơ sở y tế vì

- Phù hợp khi có người bệnh cấp cứu hàng loạt. - Người bệnh nằm viện ngắn ngày.

- Đòi hỏi trang bị phương tiện tối thiểu.

- Tận dụng được kinh nghiệm, tay nghề của nhân viên.

2.1.3. Nhược điểm

- Người bệnh không được đáp ứng nhu cầu riêng biệt vì mô hình này lấy nhiệm vụ làm trung tâm. Điều dưỡng chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công giống nhau ở tất cả người bệnh. Điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ theo hướng điều trị bệnh hơn là để chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh.

- Hoạt động chăm sóc thực hiện trên người bệnh mang tính đơn lẻ, thiếu tính liên tục. - Mỗi điều dưỡng chỉ chịu trách nhiệm về phần việc được phân công nên không nắm được toàn trạng người bệnh.

- Sau một thời gian thường xuất hiện cảm giác đơn điệu, buồn tẻ vì điều dưỡng không phát huy hết được khả năng và chức năng trong công việc. Kiến thức, kỹ năng của điều dưỡng không được nâng cao toàn diện.

2.2 Mô hình phân công chăm sóc theo đội

Từ những năm đầu của thập kỷ năm mươi, thế kỷ XX, song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật y học, trình độ kiến thức của điều dưỡng cũng được nâng cao, xuất hiện mô hình phân công theo đội.

2.2.1. Định nghĩa

- Chăm sóc điều dưỡng theo đội là mô hình chăm sóc điều dưỡng cho một nhóm người bệnh và do một đội điều dưỡng đảm nhiệm.

- Điều dưỡng trưởng khoa là người điều hành, quản lý, có sự trợ giúp của điều dưỡng hành chính và các điều dưỡng trưởng đội.

49

2.2.2.Ưu điểm

Mô hình chăm sóc theo đội có những ưu điểm sau :

- Điều dưỡng nắm được toàn trạng và diễn biến chung của người bệnh.

- Thông tin giữa các thành viên trong đội với bác sỹ phụ trách và với người bệnh thường xuyên hơn.

- Hoạt động chăm sóc điều dưỡng đa dạng hơn, giảm bớt hiện tượng đơn điệu.

- Điều dưỡng trưởng khoa có thời gian để thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành, tham gia giảng dạy, huấn luyện.

2.2.3. Nhược điểm

Mô hình chăm sóc theo đội có những nhược điểm sau :

- Điều dưỡng có trình độ, kiến thức toàn diện về chuyên môn và quản lý.

- Kết quả công việc phụ thuộc vào trình độ, năng lực của điều dưỡng trưởng khoa và điều dưỡng trưởng nhóm.

- Kết quả phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.

2.2.4. Yêu cầu cần thiết để thực hiện

Trong mô hình chăm sóc theo đội đòi hỏi người điều dưỡng có trình độ, kiến thức toàn diện về chuyên môn và quản lý.

- Điều dưỡng trưởng đội phải có kỹ năng chuyên môn, điều hành tốt.

- Thường xuyên trao đổi thông tin về người bệnh giữa các thành viên trong nhóm. - Điều dưỡng trưởng khoa có đủ trình độ để kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho các đội trưởng.

- Điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm chung về kế hoạch quản lý, điều hành nhân lực giữa các đội.

- Mô hình chăm sóc theo đội lấy người bệnh làm trung tâm, sự phối hợp giữa các thành viên trong đội và các nhân viên y tế khác như bác sĩ, hộ lý, học viên được thực hiện thường xuyên hơn, hiệu quả chăm sóc được nâng cao hơn so với mô hình chăm sóc theo nhiệm vụ.

2.3. Mô hình chăm sóc toàn diện

2.3.1. Định nghĩa

Chăm sóc toàn diện là mô hình chăm sóc điều dưỡng, trong đó một người điều dưỡng chăm sóc toàn diện cho một số người bệnh trong một thời gian nhất định, hoàn hảo nhất là từ khi người bệnh vào viện đến khi ra viện.

2.3.2. Ưu điểm

- Mỗi người bệnh đều có 1 điều dưỡng chăm sóc, trách nhiệm của điều dưỡng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)