Phân loại vật quyền

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 27 - 29)

- Nguyên tắc công kha

3. Phân loại vật quyền

Dựa vào tiêu chí phân biệt tuỳ theo vật đối tượng có thuộc về chủ thể có vật quyền hay không, vật quyền được phân biệt thành hai nhóm: quyền sở hữu thuộc về một nhóm, tất cả các vật quyền khác thuộc về nhóm còn lại. Cụ thể:

3.1 Quyền sở hữu: được coi là vật quyền thứ nhất, tuyệt đối, trọn vẹn nhất. Chủ sở hữu

có độc quyền đối với vật, từ nắm giữ, kiểm soát về phương diện vật chất cho đến khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ vật và quyết định số phận vật chất, pháp lý của vật đó.

3.2 Các quyền mang tính bộ phận của quyền sở hữu (tạm gọi là vật quyền hạn chế): là

các vật quyền đối với vật của người khác. Những loại quyền này là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền sở hữu, là những bộ phận của quyền sở hữu, theo chức năng của quyền sở hữu, là một phần được tách ra từ quyền sở hữu để trở thành một quyền độc lập và được những chủ thể không phải là chủ sở hữu thực hiện. Ví dụ, quyền địa dịch về lối đi qua cho phép người có quyền thực hiện quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với tài sản chịu địa dịch; quyền nhận thế chấp cho phép người có quyền bán tài sản thế chấp, nghĩa là thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu, trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm không được người có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh. Ta tạm gọi các vật quyền khác với quyền sở hữu là các vật quyền hạn chế. Kiến nghị trong BLDS cần quy định các vật quyền hạn chế sau đây:

3.2.1 Quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng là một quyền, theo đó, người có quyền được sử dụng và khai thác lợi ích vật chất một hoặc nhiều vật thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, với điều kiện việc thực hiện quyền này không làm giảm sút chất liệu cơ bản của vật gốc.

3.2.2 Quyền bề mặt

Quyền bề mặt là quyền sở hữu vật trên đất trong điều kiện quyền sử dụng đất thuộc về người khác.

3.2.3 Quyền địa dịch: cần có những quy định đầy đủ, chi tiết hơn so với quy định của

BLDS hiện hành.

Nghiên cứu để có thể quy định vật quyền bảo đảm là cầm cố, thế chấp, quyền cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu, chuyển nhượng tạm thời quyền sở hữu.

3.2.5 Quyền ưu tiên (đặc quyền thanh toán trước): cũng cần được đặt ra để nghiên cứu.

3.2.6 Quyền chiếm hữu (hoặc chiếm hữu)

Theo quy định hiện hành, quyền chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu. Với cách quy định như vậy thì quyền chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu. Đồng thời, nhiều qui định trong BLDS xuất phát từ tình trạng chiếm hữu của một chủ thể mà xác lập quyền sở hữu đối với vật - chiếm hữu được coi là điều kiện để xác lập quyền, như các qui định: xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239), xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy (Điều 240)...

Đề xuất: quyền chiếm hữu cần được quy định thành một chế định riêng trong Phần “Vật quyền”.

Theo cách quy định này, quyền chiếm hữu là quyền mà một người có được từ hành vi thực tế chiếm giữ vật.

* Mục đích của chế định pháp luật về chiếm hữu :

1. Bảo vệ người chiếm hữu nhằm bảo đảm sự ổn định trong xã hội; 2. Công nhận người chiếm hữu có những quyền pháp lý nhất định:

- Người nào đang chiếm hữu vật thì được suy đoán pháp lý là người có quyền lợi hợp pháp.

- Có tác động trực tiếp đến người thứ ba. Nếu một người mua vật từ người đang chiếm hữu vật thì người mua đó được coi là người thụ đắc ngay tình. Như vậy, sự chiếm hữu thực tế đã hợp pháp hóa một số quyền của người đang chiếm giữ vật. * Ý nghĩa: Chiếm hữu được quy định thành một chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Chế định này cấm cá nhân sử dụng vũ lực với nhau để giải quyết tranh chấp về vật quyền. Nếu chủ sở hữu đích thực muốn lấy lại tài sản thì cần thông qua cơ chế do Nhà nước lập ra (VD, Toà án) chứ không thể dùng vũ lực để lấy lại tài sản. Người chiếm hữu có quyền yêu cầu Nhà nước can thiệp để chống lại hành vi của người khác làm ảnh hưởng đến việc chiếm giữ ổn định và hợp pháp của mình.

Ý nghĩa trong việc chứng minh khi xảy ra tranh chấp: sẽ là không hợp lý nếu đánh đồng nghĩa vụ chứng minh của các bên tranh chấp. Người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền. Còn người không chiếm hữu phải có nghĩa vụ chứng minh ngược lại. Đây là sự công nhận tình trạng chiếm hữu thực tế và có cơ chế pháp lý đối với tình trạng chiếm hữu thực tế đó. Giải pháp này có tác dụng tạo ra sự ổn định cho xã hội.

3.2.7 Các loại vật quyền do các luật chuyên ngành quy định

Ngoài các vật quyền do BLDS quy định thì các luật chuyên ngành khác cũng có thể quy định các loại vật quyền khác như quyền sử dụng rừng, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng mặt nước...

Giảm giá do không thực hiện đúng hợp đồng - Góp ý Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) của Ông Lê Ngọc Thạnh - Hội thảo VCCI tại Tp.HCM ngày 11/4/2014

BÀN VỀ GIẢM GIÁ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNGTỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ VỤ ÁN TRANH CHẤP TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ VỤ ÁN TRANH CHẤP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Lê Ngọc Thạnh* Từ việc nghiên cứu nội dung giảm giá do không thực hiện hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế, thực tiễn xét xử của Tòa án trong vụ án có liên quan và quan điểm của các tác giả; mục tiêu của bài viết này là đề xuất xây dựng chế định pháp luật chung về xử lý trong trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng và sự cần thiết phải làm rõ nghĩa vụ của bên khi không thực hiện đúng hợp đồng trong các trường hợp cụ thể, nhằm đảm bảo quyền lợi khi các bên tham gia quan hệ pháp luật.

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 27 - 29)