Về Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 35 - 36)

- Nguyên tắc công kha

1. Về Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

Kiến nghị sửa đổi Điều 60: Đề nghị bổ sung thêm điều kiện: Quyền lợi của người giám hộ và

người được giám hộ không mâu thuẫn nhau.

Khoản 1 - Điều 61 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả

thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ”.

Quy định này có vẻ phù hợp với tư duy, tâm lý của người Việt Nam là theo thứ bậc trong gia đình. Tuy nhiên trong thực tế, không hiếm trường hợp người em chưa thành niên đang sống và được người anh, chị thứ chăm sóc, nuôi dưỡng, còn người anh, chị cả bỏ mặc người em hoặc vì nhiều lý do khác không thể chăm sóc em chưa thành niên.

Bản chất của việc giám hộ là chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Như vậy vấn đề đặt ra là ai đang quan tâm chăm sóc cho người em chưa thành niên chứ không nhất thiết phải là anh, chị cả.

Kiến nghị sửa đổi Khoản 1 - Điều 61 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp anh ruột, chị

ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người anh/chị trực tiếp nuôi dưỡng là người giám hộ”.

2.Về Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:

* Khoản 1 - Điều 62 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự

thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.

Nhìn chung, quy định như vậy là phù hợp, nhưng trong một số trường hợp cụ thể lại rất khó giải quyết theo luật. Vì khi một bên là chồng (hoặc vợ) muốn ly hôn với người kia (bị mất năng lực hành vi dân sự) thì việc để người chồng (hoặc vợ) làm người giám hộ cho bên kia sẽ không bảo vệ được quyền lợi của bên mất năng lực hành vi dân sự.

*Khoản 2 - Điều 62 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành

vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ”.

Quy định này bất hợp lý ở chỗ người con cả chưa hẳn đã là người thương yêu, có hiếu, quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, có trách nhiệm với cha, mẹ.

- Khoản 1: Nên quy định là cha, mẹ, hoặc con đã thành niên của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ đương nhiên hoặc là giám hộ cử.

- Khoản 2: Nên sửa lại là người con trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

3.Về Việc cử người giám hộ:

Điều 63 BLDS 2005 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Về đăng

ký và quản lý hộ tịch đã có hướng dẫn, quy định về các trường hợp cử người giám hộ, về trình

tự, thủ tục cử người giám hộ… nhưng một số UBND xã, phường một phần không am hiểu quy định của pháp luật, phần vì không có cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện, đồng ý nhận giám hộ nên địa phương rất ngại, việc cử người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự.

Kiến nghị sửa đổi Điều 63: Luật cần quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của chính

quyền cơ sở phải thực hiện việc cử người giám hộ theo yêu cầu của Tòa án.

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 35 - 36)