Về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng:

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 37 - 38)

- Nguyên tắc công kha

6. Về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng:

Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người

sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ / chồng còn sống, giúp cho tài sản chung không bị phân chia ngay sau khi có một người chết trước. Tuy nhiên, qua thực tế các vụ án tranh chấp thừa kế, nhận thấy quy định này cũng bộc lộ hạn chế. Đó là, sau khi một người chết, người vợ (chồng) còn lại có thể còn sống 5 năm, 15 năm hoặc lâu hơn. Trong khi đó người sẽ được hưởng thừa kế đang có hoàn cảnh rất khó khăn, chờ đến khi người còn lại chết rồi mới được hưởng phần di sản thừa kế thì cũng bất cập. Thiết nghĩ, cần phải cân bằng lợi ích của các bên khi xét đến quy định này.

So sánh với BLDS 1995, Điều 671 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà

có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thi di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được chia từ thời điểm đó”.

Kiến nghị sửa đổi Điều 668: Đề nghị BLDS quy định “Về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung

của vợ, chồng” trở lại nguyên như Điều 671 - BLDS 1995

7.Về Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản:

Khoản 1 - Điều 168 BLDS quy định: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu

lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Tuy nhiên, tại khoản 5 - Điều 93 của Luật nhà ở năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu nhà ở

được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân…”.

Như vậy, một khối tài sản thống nhất là nhà và đất nhưng thời điểm chuyển quyền giữa đất và nhà trên đất lại khác nhau. Quy định như vậy gây khó khăn cho Tòa án khi xét xử.

8.Về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

+ Điều 645 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản,

xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Tuy nhiên, BLDS 2005 lại không có điều luật nào quy định đối với phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thì giải quyết như thế nào, thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ai ? Thực tế, có nhiều trường hợp khi đương sự khởi kiện thừa kế, Tòa án phải trả lại đơn với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện.

Khi người dân đi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì cơ quan chức năng yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án giao quyền sở hữu, sử dụng cho họ. Như vậy, vô tình các quy định pháp luật làm cho người dân rơi vào tình cảnh không thể có quyền sở hữu, sử dụng di sản thừa kế mà lẽ ra họ có thể được hưởng quyền này.

+ Mặt khác, quy định thời hiệu mười năm trong điều luật này là quá ngắn. Hầu hết người Việt Nam không có thói quen chia di sản ngay sau khi người thân chết, nhất là khi một bên cha hoặc mẹ vẫn còn sống. Chính vì thực tế này mà dường như có xu hướng hạn chế việc xem xét hết thời hiệu (hay hậu quả của việc hết thời hiệu), nhằm cho phép các thừa kế vẫn còn khả năng chia di sản của người thân để lại. Ngày 10/8/2004, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Theo đó: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở

thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế”. Tuy nhiên, việc thực hiện hướng dẫn này trên

thực tế cũng không đơn giản. Vì, trong những vụ án cụ thể luôn có những quan điểm khác nhau về việc có đủ điều kiện để áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để di sản thừa kế trở thành tài sản chung hay không. Và, Tòa án thay vì giải quyết tranh chấp về thừa kế thì giải quyết tranh chấp chia tài sản chung.

Kiến nghị sửa đổi Điều 645: Đề nghị BLDS bổ sung thêm điều luật quy định đối với phần di

sản hết thời hiệu khởi kiện thì thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đang quản lý, sử dụng di sản thừa kế.

Đồng thời kéo dài thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đến 15 năm hoặc 20 năm để phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Kính thưa Hội Nghị

Trên đậy là một số ý kiến góp ý, kiến nghị sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự. Nhằm mục đính đợt sửa đổi này hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 37 - 38)