Giảm giá do không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 29 - 30)

- Nguyên tắc công kha

1.Giảm giá do không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Khi không thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết, pháp luật Việt Nam đã quy định buộc phía bên vi phạm phải chịu trách nhiệm thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ đã vi phạm, thể hiện ở một số nội dung sau:

Điều 31 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định: “Khi sản phẩm, hàng hoá không đúng chất lượng, công việc không đúng yêu cầu kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì bên bị vi phạm có quyền không nhận; nếu nhận, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa sai sót trước khi nhận. Trong trường hợp do phải sửa chữa sai sót mà hợp đồng không được thực hiện đúng thời hạn thì bên vi phạm bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng kinh tế đúng thời hạn gây ra.”.

Đây là quy phạm lựa chọn, có nghĩa là, bên bị vi phạm: (i) có quyền không nhận sản phẩm, hàng hóa; (ii) nếu nhận thì có quyền yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa sai sót sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận. Cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp này là sản phẩm, hàng hóa không đúng chất lượng, công việc không đúng yêu cầu kỹ

thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.

Trong Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định, bên cho thuê hàng hóa phải bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý. Trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian

Ngoài ra, giảm giá khi không thực hiện đúng hợp đồng còn được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995, năm 2005, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc trả tiền công đối với thuê dịch vụ thì trong trường hợp chất lượng, số

lượng dịch vụ không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn do lỗi của bên làm dịch vụ, thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại[2];

Thứ hai, trong trường hợp sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành thì bên mua có quyền

yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua: (1) có quyền yêu cầu giảm giá; (2) đổi vật có khuyết tật lấy vật khác; hoặc (3) trả lại vật và lấy lại tiền.

Đây là quy phạm lựa chọn mà bên mua có quyền so sánh các phương án xử lý trước khi quyết định[3].

Thứ ba, trong trường hợp giao tài sản thuê, nếu bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên

thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại[4]. Bên thuê cũng có quyền yêu cầu giảm giá thuê trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê[5].

Thứ tư, trong trường hợp trả tiền dịch vụ, nếu dịch vụ được cung ứng không đạt được

như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại[6].

Như vậy, pháp luật về giảm giá khi không thực hiện đúng hợp đồng được quy định rải rác trong pháp luật thương mại, cũng như trong pháp luật dân sự, với chế tài đặt ra không nhất quán, có thể là buộc bên vi phạm phải giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại; hoặc trả lại hàng hóa không đúng như hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tuyen tap gop y sua doi bo luat dan su 2005 VCCI thang 4 2014 (Trang 29 - 30)