Cung cấp và bài trí đồ dùng – đồ chơi: a Cung cấp đồ dùng – đồ chơi:

Một phần của tài liệu sáng kiến hoạt động góc mầm non (Trang 27 - 28)

- Nhìn chung các nhóm chơi được bố trí gần như cố định trong lớp Chính điều

3.1.2.2.Cung cấp và bài trí đồ dùng – đồ chơi: a Cung cấp đồ dùng – đồ chơi:

a. Cung cấp đồ dùng – đồ chơi:

* Ưu điểm:

- Ở các lớp đồ dùng – đồ chơi đảm bảo vệ sinh.

Ví dụ: Tại các nhóm lớp, tại nhóm chơi bán hàng và gia đình giáo viên tận dụng vỏ bia, lon nước ngọt, hộp sữa, hộp bánh, các chai nước khoáng….. để làm đồ chơi và đều đã được rửa sạch sẽ, các đồ dùng - đồ chơi khác trong nhóm cũng được lau chùi và rửa thường xuyên.

- Đồ dùng – đồ chơi dễ sử dụng, an toàn, phù hợp với độ tuổi, đa số các đồ dùng, đồ chơi đều làm bằng nhựa, xốp và bằng giấy.

Ví dụ: Các loại hoa quả, trái cây bằng nhựa; các con vật bằng nhựa và bằng xốp; hộp bánh, hộp sữa; các trang phục thời trang như mũ, áo quần và dép đều bằng giấy....thuận tiên cho trẻ buôn bán. Các dụng cụ nhà bếp, dụng cụ y tế đều bằng nhựa...nhẹ và nhỏ thuận tiện trong quá trình chơi trẻ sử dụng.

- Đồ dùng – đồ chơi tại các nhóm chơi thể hiện được đặc trưng của nhóm.

Ví dụ: + Ở nhóm bác sĩ ở lớp Lớn C ngày 24/3/2015: có sổ ghi chép; áo blu; điện thoại; hộp thuốc; nệm; gối và các đồ dùng - đồ chơi mô phỏng vật thật: ống nghe, kim tiêm, dụng cụ đo huyết áp, đè lưỡi, dụng cụ thở oxi, đèn pin, dao, kéo, kềm.

+ Ở nhóm gia đình ở lớp Lớn A ngày 20/3/2015 có: Đồ dùng, đồ chơi tại nhóm chơi gia đình: Các đồ dùng – đồ chơi để nấu ăn như xoong, ấm, bếp, tạp dề, đũa, thìa, chén, đĩa, tủ lạnh, rổ đựng, bồn rửa chén, bàn, ghế

- Đồ dùng – đồ chơi có sự bổ sung theo từng chủ điểm.

Từ phiếu tìm hiểu thông tin với câu hỏi “Chị thường dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn và bày trí đồ dùng – đồ chơi cho trẻ tại góc ĐVTCĐ?” và kết quả thu được có 85,7% GVCĐTK và 100% Giáo viên MGL cho rằng căn cứ vào Chủ điểm giáo dục.

Ví dụ: Chủ điểm động vật, các giáo viên cung cấp các con vật như hải sản, các con vật nuôi trong nhà...ở nhóm bán hàng cho trẻ bán; hay chủ điểm nước, cô làm áo mưa và dù cho trẻ bán, hay chủ điểm cây xanh thì giáo viên làm thêm các cây xanh cho trẻ bán cho góc Xây dựng...

- Có rất nhiều đồ dùng - đồ chơi do giáo viên tự làm đảm bảo an toàn, vệ sinh, thẫm mỹ, hấp dẫn trẻ hoạt động.

Ví dụ: Ở nhóm bán hàng của cả 3 lớp có các củ, quả; quần áo, dày dép, mũ được giáo viên tự làm bằng xốp, giấy, bìa; kẹp, bánh từ các hộp bánh sử dụng rồi; sổ khám bệnh của trẻ từ các cuốn sổ khám bệnh của trẻ mấy năm cũ để lại; hay tại lớp Lớn B ở nhóm làm đẹp giáo viên làm máy sấy tóc từ li nhựa.

- Tại các nhóm lớp, đa số đã có kệ để đồ chơi làm bằng gỗ, sạch sẽ vì được giáo viên lau dọn hằng ngày; về chiều cao của kệ thì phù hợp với tầm với của trẻ để trẻ có thể tự lấy đồ dùng – đồ chơi theo ý thích của mình một cách dễ dàng. Ngoài ra ở các kệ lại có nhiều ngăn với nhiều kích thước để thuận lợi cho việc bài trí các loại đồ dùng – đồ chơi khác nhau.

Từ phiếu tìm hiểu thông tin với câu hỏi “Chị thường dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn và bày trí đồ dùng – đồ chơi cho trẻ tại góc ĐVTCĐ?” và kết quả thu được có 100% GVCĐTK và 75% Giáo viên MGL cho rằng căn cứ vào đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ ở các độ tuổi.

* Hạn chế:

- Sang chủ điểm mới giáo viên các lớp đều có bổ sung đồ dùng – đồ chơi nhưng số lượng rất ít, chưa phong phú về chủng loại.

Ví dụ: + Ở lớp Lớn B chuyển từ chủ điểm Một số cây xanh ngày 27/3/2015 ngày 3/4/2015 sang chủ điểm nước tại nhóm bán hàng chỉ bổ sung thêm áo mưa và dù cho trẻ bán.

+ Ở lớp Lớn A chuyển từ chủ điểm Một số loại rau, củ ngày 20/3/2015 sang chủ điểm Thế giới động vật ngày 8/4/2015 thêm các con vật (cá, tôm, cua, vịt, gà, bạch tuột, bò).

+ Ở lớp Lớn C chuyển từ chủ điểm Một số loại rau, củ ngày 17/3/2015 sang chủ điểm Một số cây xanh ngày 24/3/2015 ở nhóm bán hàng chỉ thêm cây xanh.

- Có một số đồ dùng – đồ chơi cũ, hư hỏng nhưng cô vẫn để trên kệ cho trẻ chơi.

Ví dụ: Như ở lớp Lớn A và lớp Lớn B có vài đồ dùng – đồ chơi tại nhóm bác sĩ hư hỏng như các hộp thuốc rách, hay ở nhóm gia đình có vài cái xoong hư cô chưa bỏ đi hoặc thay thế.

Một phần của tài liệu sáng kiến hoạt động góc mầm non (Trang 27 - 28)