Biểu hiện trên trẻ * Ưu điểm:

Một phần của tài liệu sáng kiến hoạt động góc mầm non (Trang 33 - 36)

- Nhìn chung các nhóm chơi được bố trí gần như cố định trong lớp Chính điều

3.3Biểu hiện trên trẻ * Ưu điểm:

b. Bày trí đồ dùng – đồ chơi:

3.3Biểu hiện trên trẻ * Ưu điểm:

* Ưu điểm:

- Đa số trẻ tham gia vào trò chơi một cách tự nguyện, hứng thú, trẻ thích được chơi trò chơi ĐVTCĐ chứ không chịu một sự áp nào từ phía cô giáo.

- Trẻ tự chọn chủ đề chơi, phân vai chơi và lựa chọn đồ chơi để thực hiện ý tưởng chơi của mình.

Ví dụ: Đa số trẻ ở 3 lớp đều tự phân vai, tự đưa ra nội dung và lựa chọn đồ chơi theo ý thích chứ không cần sự can thiệp của cô.

- Nội dung chơi của trẻ tương đối phong phú, nhiều lúc trẻ chủ động mở rộng nội dung chơi, phát triển ý tưởng chơi và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình chơi.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc của lớp Lớn A ngày 20/3/2015 tại nhóm gia đình: Mẹ (Thúy Nga) nấu ăn xong rồi chạy qua bên góc xây dựng lấy viên gạch nhựa làm điện thoại bấm gọi nhóm bác sĩ và nói “hôm nay có chích ngừa không?”

+ Cũng trong giờ hoạt động góc của lớp Lớn C ngày 10/4/2015, ở nhóm gia đình khi chị ba (Bảo Châu) khám bệnh cho em bé xong sau đó bế em về, bà

ngoại (Minh Tâm) lại sờ đầu em bé 1 lúc rồi lấy cái khối nhựa làm điện thoại và gọi sang nhóm bác sĩ “alo bác sĩ” nhưng y tá bắt máy, y tá gọi “Bác sĩ ơi, có người gặp” bác sĩ nói “Nghe đi đang bận” (Vì bác sĩ đang xếp lại đồ vừa khám), y tá lại nói tiếp “Nhưng họ đòi gặp bác sĩ mà”, bác sĩ nói tiếp “thì y tá nghe đi”, thế rồi y tá cũng nghe máy. Bà Ngoại nói “Bác sĩ ơi, em bé có gì không”, y tá trả lời “Không sao đâu, uống thuốc 2 ngày là khỏi”.

- Trẻ tự thiết kế góc chơi của mình.

Ví dụ: Trong hầu hết các buổi chơi các trẻ tự kê kệ, bàn ghế và lấy đồ chơi xuống sắp xếp rồi tham gia cuộc chơi.

- Trẻ tự nhận vai và thể hiện các hành động vai phù hợp với vai chơi.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc ở lớp Lớn C, ngày 10/4/2015 ở nhóm bác sĩ khi có chị hai đưa em bé đến, liền cất chai nước và vào công việc, bác sĩ (Hoàng Linh) nói “em bé bị sao vậy chị”, Hương Mai nói “bị nóng ở đầu”, bác sĩ nói “được rồi đừng lo đưa em vào giường đi”, lúc này cô y tá (Mai Phương) lấy sổ ra và nói”chị ơi em bé tên gì ạ?”. Khi em bé được đặt vào nệm, bác sĩ lấy dụng cụ khám đến lấy nhiệt kế ra rồi kẹp vào nách cho em bé, một lúc sau lấy ra nhìn một lúc rồi nói “bị sột rồi”. Khám xong bác sĩ (Hoàng Linh) nói y tá lấy thuốc và dặn chị hai (Hương Mai) “về uống 2 lần là khỏe á”. Sau đó chị hai đưa tiền và ra về.

+ Trong giờ hoạt động góc ở lớp Lớn B ngày 3/4/2015 ở nhóm bán hàng khi chị ba (Hoa Mai) đến thì cô bán hàng ra giới thiệu sản phẩm “chị mua gì?, chị ba nói “lấy tôm”, cô bán hàng (Thu Hà) nói “tôm ngon lắm đó, chị lấy mấy lạng”, chị ba vừa nói “lấy 3 lạng” vừa lấy tôm bỏ vào giỏ, cô bán hàng nói “3 lạng 2 ngàn”. Khi thấy chị ba lấy tôm bỏ giỏ, cô bán hàng nói “3 lạng nhiều vậy” và lấy ra bớt vài con. Chị ba mua xong trả tiền rồi xách về.

- Trẻ hành động tốt theo vai chơi mà mình nhận.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc của nhóm Lớn A ngày 8/4/2015, khi bé Thị Mai vào vai em út thì bé đã đi chợ mua nấm về nấu, em út mua nấm về, em út lại bếp và nấu, em út lấy nấm bỏ vào rổ, sau đó bỏ vào chậu nước, ấn nút cho nước chảy, lấy tay quậy quậy và vớt nấm ra, em út lắc lắc cái rổ 1 lúc và bỏ lên bếp, bật bếp (Lấy tay vặn vặn) sau đó lấy đĩa vớt ra và mang ra bàn ăn. Có 1 đĩa em út bỏ ở đầu bàn, thấy ở cuối bàn không có, em út lại vào lấy 1 cái đĩa khác ra chia 2 và bỏ ở cuối bàn.

+ Trong giờ hoạt động góc của nhóm Lớn C ngày 24/3/2015 Khi chị ba (Kim Ngọc) đến thì 2 cô bán hàng đứng dậy, cô bán hàng (Bảo Ngọc) liền hỏi “Chị mua gì”, chị ba (Kim Ngọc) nói “tôi mua hoa”, cô bán hàng (Kim Ngọc) giới thiệu “Chị ơi hoa đẹp nè, mời nhập về đó, hoa đẹp nhất thế giới đó!”, con của cô bán hàng (Hồng Châu) còn lấy giúp cho khách luôn. Chị ba lấy hoa hỏi giá “3 cây bao nhiêu”, cô bán hàng (Kim Ngọc) nói “4 nghìn”, chị ba đưa tiền rồi về.

+ Trong giờ hoạt động góc của nhóm Lớn B ngày 3/4/2015 Chị hai (Bảo Ngọc) bế em bé đến khám bệnh, khi gặp bác sĩ, chị hai nói “Bác sĩ ơi, khám răng cho em tôi, em bé bị sâu răng”, nghe nói vậy bác sĩ nói “Mang vào đây”, chị hai đặt em bé lên nệm, sau đó cho em bé lên thước đo trên tường đo xem em bé cao bao nhiêu. Sau đó, bác sĩ mang dụng cụ khám bệnh đến, lúc này y tá

mang sổ đến và hỏi “Em bé tên gì” và ghi vào sổ. Bác sĩ lấy đèn soi vào miệng và lấy kềm đưa vào miệng 1 lúc rồi lấy ra và đưa 1 miếng bông chấm chấm vào, khi bác sĩ nhổ răng em bé thì chị hai vỗ vỗ vào mông em bé và nói “không đau đâu em ơi”. Khám xong, chị hai đưa tiền rồi cảm ơn bác sĩ và bế em về.

- Trẻ thay đổi vai chơi một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến của trò chơi . Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc của lớp Lớn C ngày 17/3/2015, tại nhóm gia đình Mẹ (Thảo Phương) ngồi dọn dẹp chỗ nấu ăn, xếp lại chén bát trên kệ, mẹ định nấu ăn nhưng có đồ để nấu mẹ cầm giỏ đi chơi. Đến cửa hàng (Thảo Phương) vào vai người mua hàng và thực hiện tốt vai mua hàng như lựa hàng, hỏi giá cả và trả tiền.

Theo thông tin mà tôi thu được qua phiếu điều tra với câu hỏi “Xin chị cho biết khả năng chơi TCĐVTCĐ của trẻ tại lớp chị phụ trách?” thì có 100% GVCĐTK và 100% giáo viên MGL khẳng định trẻ tự nhận vai và duy trì vai chơi và thực tế quan sát trên trẻ cũng thể hiện đúng như vậy, - - Trẻ đã thể hiện khá tốt khả năng phối hợp với bạn trong quá trình chơi.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc ở lớp Lớn C, ngày 10/4/2015 tại nhóm gia đình khi chị ba (Bảo Châu) bế em bé búp bê lại chỗ bà Ngoại (Minh Tâm) và nói “Bà ơi lấy cho con cái chăn, con cảm ơn”, bà Ngoại đi lại tủ lấy và đưa cho Bảo Châu. Bảo Châu nói tiếp “Bà ơi bế em bé giùm con”, thế rồi chị ba xếp chăn cho em bé nằm. Hay ở nhóm bác sĩ khi bác sĩ (Hoàng Linh) bế em bé vào đo, cho em bé đứng sát thước đo, lấy thước đặt lên đầu và đọc kết quả “50 nha” và cô y tá ghi vào sổ khám bệnh.

+ Hay trong giờ hoạt động góc ở lớp Lớn C, ngày 2/4/2015, tại nhóm bán hàng: khi nhóm bán hàng dọn hàng xong, thì mẹ (Thảo Phương) đến mua, cô bán hàng (Bảo Ngọc) giới thiệu hàng “Cá ngon nè, vừa lấy về á”, mẹ (Thảo Phương) lựa cá, lật qua, đưa lên nhìn 1 lúc rồi lấy 4 con bỏ lên cân, mua cá xong thì trả tiền và đi về.

- Trẻ đã sử dụng vật thay thế linh hoạt trong quá trình chơi.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc ngày 20/3/2015 tại nhóm gia đình: Mẹ (Thảo Phương) lấy viên gạch nhựa làm điện thoại bấm bấm và gọi nhóm bác sĩ và nói “hôm nay có chích ngừa không?”

+ Hay trong giờ hoạt động góc ngày 2/4/2015 tại nhóm bác sĩ: bác sĩ (Hoàng Linh) khám xong cho bệnh nhân, bác sĩ lấy 1 cái hộp dựng dụng cụ khám bệnh ra bỏ hết đồ trong đó ra và mở ra giả vờ các máy tính ngồi bấm bấm và lẩm bẩm gì đó trong miệng.

- Trong quá trình chơi trẻ đã chú ý thể hiện quan hệ thái độ của vai chơi.

Ví dụ: + Trong giờ hoạt động góc ở lớn Lớn C ngày 17/3/2015 tại nhóm gia đình Chị hai (Hương Mai) bế em búp bê đung đưa ru em ngủ, vỗ vỗ vào mông em. + Trong giờ hoạt động góc ở lớn Lớn B ngày 3/4/2015, chị hai (Bảo Ngọc) bế em bé đến khám bệnh khi bác sĩ lấy đèn soi vào miệng và lấy kềm đưa vào miệng 1 lúc rồi lấy ra và đưa 1 miếng bông chấm chấm vào, khi bác sĩ nhổ răng em bé thì chị hai vỗ vỗ vào mông em bé và nói “không đau đâu em ơi”. + Trong giờ hoạt động góc ở lớn Lớn A ngày 8/4/2015 tại nhóm bác sĩ khi Chị hai đưa em bé đến nhóm bác sĩ, bác sĩ (Bảo Bình) nói “em bé bị sao vậy”, chị hai nói “em bé bị ho”, bác sĩ nói tiếp “ừ vậy đưa vào đây tôi khám”, khi chị

hai đưa em bé vào cô y tá (Khánh Linh) lấy sổ ra và hỏi “Em bé tên gì?”, chị hai nói “Em bé tên Mai”, y tá lấy bút ghi vào. Bác sĩ lấy đo nhịp tim cho em bé và nói “Em bé đau nặng lắm, phải chít thôi”, nói song, bác sĩ nói y tá “Y tá ơi, mang kim đến đây”, y tá mang đến, bác sĩ lấy kim chít và lấy bông lau chỗ vừa chít. Sau đó bác sĩ lấy thuốc và dặn “uống 2 ngày nha, hết thuốc là hết bệnh á”. Chị hai đưa tiền và cảm ơn bác sĩ và bế em về.

* Hạn chế:

Một phần của tài liệu sáng kiến hoạt động góc mầm non (Trang 33 - 36)