5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2.3. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt độngđào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
cho phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
a. Những thành công trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và nhân cấy nghề cho phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống
Nguồn nhân lực của Hà Nội khá đồi dào, có kỹ năng, trình độ văn hóa, tiếp thu nhanh nhạy tiến bộ kỹ thuật sản xuất. Lao động làng nghề truyền thống ở Hà Nội có sự phát triển thuận lợi hơn so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
Các nhóm nghề có tỷ trọng lớn về số cơ sở và lao động như: Mây tre giang đan chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,8 % trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 34,5% trong tổng số lao động; sản xuất sợi, hàng dệt may chiếm 17.6 % sơ sở, 23.9%lao động; sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống chiếm 10,8% cơ sở. 9,8 % lao động; chế biến gỗ, đồ mộc 8,1% cơ sở, 4,3% lao động; sản xuất hàng kim khí 7,1% cơ sở, 7% lao động; sản xuất hàng thêu, hàng ren, hàng đan móc 8% cơ sở, 5% lao động. Đây là những ngành nghề có xu hướng phát triển trong thời gian tới nên số lượng cơ sở và lao động tiếp tục tăng. Số cơ sở sản xuất tại các làng nghề tăng đã thu hút một lượng lao động ở địa phương khác đến, quan hệ cung cầu phát triển làm cho thị trường lao động hoạt động sôi nổi hơn, góp phần tăng giá trị kinh tế cho các làng nghề.
Bên cạnh việc tồn tại nhiều làng nghề truyền thống rất lâu đời thì lao động trong các làng nghề này còn có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề tinh xảo, khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo. Tuy nhiên, với sự gia tăng không ngừng của dân số, những thế hệ lao động trẻ sinh ra ở các làng nghề cần có sự đào tạo, mài dũa theo thời gian để trở thành nghệ nhân. Do đó, công tác đào tạo nghề và truyền nghề cho lớp trẻ hiện nay là vô cùng cần thiết.
Kết quả đạt được những năm gần đây cho thấy các làng nghề đã có sự chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, thẩm mỹ, xây dựng chương trình đào tạo bài bản, gắn với công nghệ hiện đại cho đội ngũ thợ giỏi trong làng nghề để nâng cao khả năng sáng tạo trong sản xuất cũng như tham gia tốt vào công tác dạy nghề tại
địa phương. Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác đào tạo nghề cho các làng nghề hiện nay là đã có sự liên kết, thu hút việc tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Toàn thành phố đã mở được 60 lớp dạy nghề cho 11.849 lao động nông thôn. Ngành nghề đưa vào giảng dạy đa dạng, phong phú, tập trung vào hai nhóm nông nghiệp (chiếm 34,7%) và phi nông nghiệp (chiếm 65,3%). Tại một số địa phương như huyện Thanh Trì, Từ Liêm đã xuất hiện nông dân trí thức, làm kinh tế giỏi. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề khá cao, đạt 70% trở lên. Một số ngành nghề như may công nghiệp, điêu khắc, mây tre giang đan và một số ngành nghề nông nghiệp tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, sau đào tạo gần 100% lao động có việc làm ổn định.
Công tác đào tạo nghề được chú trọng đã kéo theo sự phát triền của các làng nghề, giải quyết được một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn; đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
b. Những khó khăn thách thức trong công tác tổ chức, quản lý hoạt độngđào tạo nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống
Mặc dù trình độ lao động của người dân có tăng lên nhưng tỷ lệ nhóm lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%). Tình trạng thiếu cục bộ lao động tại các doanh nghiệp sản xuất diễn ra khá phổ biến như các ngành nghề dệt, len, thủ công mỹ nghệ… , người lao động còn thiếu tính kỷ luật, nghỉ việc bỏ việc không lý do diễn ra khá thường xuyên.
Phương thức truyền nghề thông qua các nghệ nhân lão luyện, mặc dù tốn ít kinh phí, dễ học, dễ dạy nhưng có nhiều nhược điểm như thiếu chuẩn xác, thiếu sự đóng góp hoàn thiện của tập thể bởi mỗi nghệ nhân truyền một kiểu, do đó, nếu công việc không ổn định có thể bị thất truyền. Thực tế, các làng nghề hiện rất thiếu nguồn nhân lực khi số lao động tại các làng nghề có khuynh hướng để làm các công việc khác mà không tha thiết đến nghề truyền thống của cha ông, vấn đề nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, vốn, tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề, công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ.
Phương thức đào tạo thông qua các lớp tập huấn còn thể hiện nhiều bất cập. Có không ít địa phương băn khoăn về chất lượng đào tạo, bởi chỉ với thời gian 3 tháng, để có một nghề là không dễ dàng. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ, còn có sự chồng chéo giữa các Sở Lao động thương binh và xã hội, sở Công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện, một số địa phương, đơn vị chưa chủ động, tích cực trong công tác đào tạo việc làm cho lao động nông thôn,mức hỗ trợ học nghề thấp, không phù hợp với thực tiễn mặt bằng giá cả hiện nay và phân bổ chậm.
Do nhận thức của người lao động chưa cao, bản thân người lao động chưa coi việc được đào tạo nghề là nhu cầu, một yếu tố cần thiết để bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình, không xác định mục tiêu sau đào tạo dẫn đến sự lãng phí nguồn lực đầu tư. Điều đó cho thấy sự lúng túng trong việc xác định nghề đào tạo cho lao động và chương trình đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu người học.
2.2.4.Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội tại các làng nghề
Các làng nghề được tạo điều kiện phát triển cũng đồng nghĩa với việc môi trường phải hứng chịu nhiều tác động xấu nếu không có sự ý thức bảo vệ và gìn giữ của chính quyền và người dân địa phương.
Chính quyền địa phương và người dân các làng nghề đã có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các làng nghề, tuy nhiên chưa cao. Ở một số địa phương, tình trạng ô nhiễm vẫn diễn biến khá nghiêm trọng gây mất mỹ quan làng xã, đặc biệt là vấn đề rác thải do các cơ sở sản xuất thải ra. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này.
2.2.5. Công tác quản lý, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phát triển tại các làng nghề.
a. Công tác quản lý vĩ mô của Chính phủ và các Bộ, Ngành đối với phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
Chính Phủ luôn dành mối quan tâm đặc biệt để hỗ trợ thúc đẩy phát triển làng nghề như một phương thức hiệu quả để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đảng ta đã xác định trong những năm tới, cần phát huy tiềm năng, vị thế của làng nghề truyền thống. Phát triển làng nghề cũng chính là một trong những
nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đánh giá về mức độ phát huy hiệu quả từ các chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề của địa phương cho rằng các chính sách quản lý đã phát huy hiệu quả nhưng chưa cao, các chính sách đa phần còn chồng chéo và chưa thực sự gắn kết với quyền lợi của các hộ sản xuất kinh doanh.
b. Công tác quản lý vi mô đối với phát triển làng nghề của thành phố Hà Nội
Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển làng nghề mới có ở cấp tỉnh, thành phố; đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc truyền đạt, phổ biến, thực thi các cơ chế chính sách; việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cũng như việc thực thi các dự án ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống.
Nhờ có sự quan tâm, quản lý của các cấp ban ngành thành phố Hà Nội mà doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề ở các địa phương nhằm thu hút đầu tư vì thế cũng có những tiến triển khả quan.
c. Công tác tổ chức
Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội là cơ quan chỉ đạo và luôn có những quyết định kịp thời nhằm tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công phát triển và hướng đến phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới, phù hợp với Quyết định 132/2000/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ.
Các cấp, ban ngành của thành phố đã xác định vai trò của mình trong công tác phát triển nghề như sau:
Cấp thành phố và các cấp quận, huyện là cầu nối giữa cơ quan Trung ương và đơn vị thực thi cấp làng, xã; có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cụ thể hóa cơ chế, đường lối của chính phủ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu các chính sách hiện có của nhà nước về phát triển làng nghề để vận dụng sáng tạo cho từng địa phương.
Cấp làng xã là đơn vị thực thi, hiện thực hóa và tổ chức triển khai các chính sách đã được thống nhất, thông qua sự giúp đỡ của hiệp hội để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ cần thiết.
Sở Công nghiệp được UBND Thành Phố giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan để lập quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề truyền thống.
d. Công tác chỉ đạo và hướng dẫn
Các phòng Công nghiệp - Kế hoạch - Thương mại các quận, huyện, Thành phố đã chủ trì hoặc phối hợp tham mưu đề xuất được nhiều cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động phát triển nghề, làng nghề kết hợp du lịch trên địa bàn Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, ban ngành thành phố Hà Nội đã có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quảng bá thông tin, hình ảnh về các sản phẩm đặc sắc của các làng nghề, tìm hiểu về làng nghề.
Cơ quan quản lý các cấp đã tiến hành tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn qua các đợt làm việc tại cơ sở, qua đó có kiến nghị với Thành phố, Trung ương để có các chính sách phù hợp…
e. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác giám sát chuyên đề được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các cuộc giám sát sâu để ban hành những chính sách có tính thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các làng nghề.
Những năm gần đây, Thường trực HĐND Thành phố đã có sự đổi mới trong công tác giám sát, không tiến hành nhiều cuộc giám sát dàn trải, tốn kém kinh phí mà thực hiện đều đặn theo mỗi quý để nắm bắt các vấn đề trọng tâm. Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực giám sát, Thường trực HĐND thành phố đã tập trung cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các ban ngành chức năng tham gia thành phần đoàn giám sát; chủ động thông báo nội dung và kế hoạch, thành phần và thời hạn giám sát kèm theo lịch làm việc chi tiết cho cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chuẩn bị.
Các nội dung được lựa chọn để xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát gồm có: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các làng nghề; công tác nâng cấp cải tạo hệ thống đường làng, ngõ xóm, hệ thống giao thông nông thôn phục
vụ cho du lịch; tình tình thực hiện nghị quyết HĐND về bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố, tình hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch làng nghề…
Thông qua công tác giám sát, đã phần nào khẳng định được những nỗ lực cuả các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, nhân dân, đồng thời phát hiện kịp thời những sai sót, bất cập để có hướng giải quyết nhằm mục tiêu phát triển làng nghề gắn với du lịch bền vững trong thời gian tới.