Về nhóm các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 39)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.2.2.Về nhóm các yếu tố đầu vào

a. Quy hoạch đất đai, tạo mặt bằng cho sản xuất tại các làng nghề

Xây dựng và thực hiện chính sách ưu tiên về mặt bằng đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề kinh doanh có hiệu quả, bố trí mặt bằng để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề đảm bảo đúng mục đích có hiệu quả, ưu tiên mặt bằng cho các ngành nghề có hướng phát triển, hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động.

b. Tạo kiện và hỗ trợ về vốn cho các làng nghề

Theo dự báo thì tổng nhu cầu về vốn để hỗ trợ phát triển làng nghề đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là 8.145 tỷ đồng. Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông thôn…

Hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất... tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.

Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, của tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề, quan tâm đến các khách hàng truyền thống có ý định hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề.

c. Nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng và quyết định nhất đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Hiện nay hầu hết các làng nghề Hà Nội chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhập từ nước ngoài hoặc từ các tỉnh khác trong cả nước. Để đảm bảo duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, trong thời gian tới phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

Tiến hành nghiên cứu hiện trạng về nguồn nguyên liệu với từng ngành nghề, xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết về nguồn nguyên liệu nhằm đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp giúp ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề

Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của một số sản phẩm đặc thù có nhu cầu lớn như: Mây tre giang đan guột tế, gốm sứ, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm...Từng bước hình thành một số vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định về giá, chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng.

Tăng cường, khuyến khích, hỗ trợ việc nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu.

d. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho các làng nghề

Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân (nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú) và thợ giỏi tham gia đào tạo, chú trọng đến các nghề truyền thống, cổ truyền như: xây dựng chương trình, viết sách, giảng viên để tránh thất truyền nghề do truyền nghề.

Thực hiện quy chế thường xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho các lao động làng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng

nghề. Tổ chức cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nước.

e. Nâng cao trình độ công nghệ

Triển khai đánh giá kĩ lưỡng trình độ công nghệ hiện tại, khuyến khích áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp với những công đoạn không cần độ tinh sảo và khéo léo của con người, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật giảm nhẹ sức lao động trong một số công đoạn sản xuất nhất định.

Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các làng nghề: phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng website, chợ ảo điện tử…

Hỗ trợ nghiên cứu và tuyên truyền đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là nguồn nguyên liệu, những công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 39)