5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ban ngành
Phối hợp lồng ghép nội dung phát triển làng nghề Hà Nội với việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoại thành, hiện đại hóa nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và đăng ký thực hiện các kế hoạch chương trình, đề án về phát triển nguyên liệu phục vụ sản xuất làng nghề hàng năm.
b. Tổng cục du lịch
Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Hà Nội trong chiến lược phát triển du lịch trên cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương có làng nghề xây dựng dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có giá trị của làng nghề trong dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; đào tạo kỹ năng dịch vụ du lịch cho người dân làng nghề, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
c. Bộ Khoa học và Công nghệ
Cần đề xuất các chính sách về khoa học - công nghệ để hỗ trợ nghề và làng nghề phát triển, xây dựng và thực hiện các kế hoạch chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội hàng năm về ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vật liệu mới trong sản xuất; bố trí thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ cho các cơ sở sản xuất làng nghề, phát triển thương hiệu làng nghề, từ đó tạo điều kiện cho du lịch làng nghề phát triển.
d. Các Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cần phối hợp để hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề. Có chương trình quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cho làng nghề, các loại hình sản xuất trong làng nghề đăng kí tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề. Có chương trình hợp tác quốc tế về nguyên liệu cho làng nghề.
Trong đó, Bộ Công thương giao nhiệm vụ cho Sở Công thương chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; đề xuất các cơ chế chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển
du lịch làng nghề Hà Nội; chủ trì thực hiện các dự án cụ thể về phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, khôi phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một đồng thời phát triển làng nghề mới.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Đặc biệt, cần phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đào tạo nghề truyền thống và nghề du lịch cho lao động nông thôn.
e. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cần cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch và dự án phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.