0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Quan điểm, phương hướng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 35 -36 )

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.1.4. Quan điểm, phương hướng

a. Quan điểm, phương hướng chung

Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương.

Phát triển làng nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Lựa chọn để phát triển một số ngành nghề và làng nghề theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, mang những nét văn hoá độc đáo riêng của địa phương và sử dụng nguồn lao động tại chỗ. Do đó đòi hỏi chuyên môn và thợ thủ công có tay nghề cao, có giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, có thị trường tốt cả trong và ngoài nước như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Gốm sứ, sơn mài, khảm trai, thêu ren, mây tre đan, điêu khắc, kim hoàn…

Đầu tư đồng bộ từ việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề đảm bảo phát triển du lịch làng nghề một cách bền vững.

c. Quan điểm và phương hướng cụ thể

Quản lý phát triển làng nghề phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô, quy hoạch tổng thể phát triển của cả nước.

Nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh để thúc đấy tăng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách tại làng nghề và góp phần quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, không làm tổn hại đến môi trường sống và môi trường tự nhiên tại các làng nghề, bản sắc văn hóa địa phương không bị mai một.

Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước với huy động mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng môi trường du lịch, tham gia đầu tư phát triển du lịch làng nghề, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tranh thủ sự đóng góp trí lực, vật lực của các nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp và các hội nghề tại địa phương.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 35 -36 )

×