Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các làng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội (Trang 45 - 47)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.3.3.Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các làng nghề

Cần có quan điểm và tư duy mới, phù hợp nhằm xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch làng nghề; cần có chủ trương và biện pháp cụ thể để đưa du lịch làng nghề Hà Nội thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cao, đồng thời nâng cao giá trị văn hóa, trình độ dân trí toàn thành phố.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các làng nghề nên tổ chức các tour du lịch tham quan làng nghề đến các địa phương trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các mặt tích cực, kế thừa những tinh hoa văn hóa và hạn chế các mặt tiêu cực.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò rất quan trọng, không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong thời gian nông nhàn, mà còn đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, nói đến làng nghề Việt Nam là nói đến nơi lưu giữ và bảo tồn vốn văn hoá truyền thống quý báu, lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, là nhân tố tạo nên một nền văn hoá đặc trưng của dân tộc. Bên cạnh đó, việc hàng mỹ nghệ Việt Nam đi ra thế giới, đây là một kênh quảng bá rất quan trọng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần thu hút khách du lịch.Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi “hội tụ tinh hoa của đất trời”.

Tại đây, mỗi làng nghề hình thành và phát triển đều mang trong đó những nét đẹp, những giá trị văn hoá lâu đời của cả một cộng đồng làng xã. Ngày nay, cùng với cả nước, các làng nghề Hà Nội đã có những bước chuyển mình, mạnh mẽ, không chỉ đơn thuần là giữ gìn những nét văn hoá cha ông mà còn góp phần nâng cao đời sống của phần lớn người dân các vùng ngoại thành.Trong quá trình phát triển, các làng nghề của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung ngoài sự nỗ lực tự phấn đấu vươn lên của mỗi làng nghề còn rất cần đến sự quan tâm, chỉ đạo,khuyến khích kịp thời thông qua các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước. Với sự kết hợp giữa việc hỗ trợ và nỗ lực bản thân, các làng nghề Hà Nội sẽ có những sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài trong thời gian tới, đưa văn hoá của đất Thăng Long – Hà Nội lên đúng tầm cao tương xứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công thương, Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp

chí công nghiệp, 25/12/2008.

2. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. Đỗ Quang Dũng (2004), Phát triển làng nghề trong quá trình CNH – HĐH nông

thôn ở Hà Tây, NXB

4. Lê Hải (2006), Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp chí

Du lịch Việt Nam.

5. Mai Thế Hởn (1998), Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô, NXB Chính trị Quốc gia.

6. Ngô Thắng Lợi (2006), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Phan Văn Tú, 2010, Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An,

tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại Học Đà Nẵng.

8. Trần Thị Minh Nguyệt, 2008, Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội (Trang 45 - 47)