qua các câu hỏi mang tính chất nhận biết như sau:
- Nhận dạng khái niệm:
GV: Treo bảng phụ với yêu cầu như sau: Các phát biểu sau có phải là định lí không?
( Trả lời bằng cách đánh dấu “ X” vào cột đúng hoặc sai )
Câu phát biểu Đúng Sai
a) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
b) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một
đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
c) Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
( HS: Cả a, b, c đều đúng)
(HS thực hiện : GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba; KL: Chúng song song với nhau).
Bài tập 2: Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
d d' d''
Từ hoạt động nhận dạng khái niệm như trên HS từ từ khắc sâu khái niệm định lí một cách nhẹ nhàng, từ đó làm nền tảng trong việc thể hiện định lí một cách logíc và chính xác thông qua hoạt động sau:
- Thể hiện khái niệm:
GV: Hãy vẽ hình minh hoạ định lí “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau ”và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
HS thực hiện được: GT d//d’ d//d’’ KL d’//d’’ 2.2. Tổ chức nhận dạng và thể hiện tính chất chương I hình học 7 2.2.1. Hệ thống các tính chất trong chương I hình học 7 * Các tính chất của chương gồm có:
- Tính chất hai góc đối đỉnh: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Tính chất về hai đường thẳng vuông góc: Có một va chỉ một đường thẳng a' đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
- Tính chất của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
+ Hai góc so le trong còn lại bằng nhau; + Hai góc đồng vị bằng nhau.
- Tính chất về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song.
- Tính chất Tiên đề Ơ-clit: Qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
- Tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau; + Hai góc đồng vị bằng nhau; + Hai góc trong cùng phía bù nhau.
- Tính chất về quan hệ giữa tính vuông góc với song song:
+ Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
+ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- Tính chất ba đường thẳng song song: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
2.2.2. Tổ chức hoạt động nhận dạng và thể hiện tính chất
Bên cạnh việc giúp học sinh biết và nắm vững các khái niệm của chương. Đồng thời ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của tính chất trong toán học nói chung hay môn hình học nói riêng. Trong chương "Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song" thì hầu hết các tính chất của chương đều được xây dựng thông qua vẽ hình, đo đạt, thực hành tính toán nên chúng tôi tổ chức hoạt động nhận dạng và thể hiện từng tính chất cụ thể của chương như sau:
2.2.2.1. Tính chất của hai góc đối đỉnh
Hoạt động 1: Hình thành tính chất
- GV: Từ hình vẽ trên yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu sau: + Hãy đo số đo góc O1, góc O3. So sánh số đo hai góc đó.
+ Hãy đo góc O2, góc O4. So sánh số đo hai góc đó.
1 3 2 4 O x x’ y’ y Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
+ Dự đoán kết quả rút ra từ câu a), b).
(HS thực hành đo số đo các góc theo từng cặp rồi so sánh, từ đó rút ra nhận xét: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau).
- GV theo hình trên: Không đo, có thể suy ra được: Ô1=Ô3 hay không? (HS suy nghĩ)
- GV hướng dẫn HS suy luận như sau:
• Hai góc O1 và O2 như thế nào với nhau? (HS trả lời: Hai góc kề bù).
• Hai góc kề bù có tính chất gì? (HS trả lời: Tổng số đo bằng 1800; Ô1+Ô2=1800 (1) ).
• Tương tự, hai góc O2 và O3 thì sao? (HS trả lời: Chúng kề bù với nhau và Ô3+Ô2=1800 (2)).
• So sánh (1) và (2) ta có được gì? (HS suy ra: Ô1+Ô2= Ô3+Ô2 (3)). • Từ (3) ta suy ra đựơc gì về hai góc: O1 và O3? (HS suy ra: Ô1= Ô3).
Hoạt động 2: Phát biểu tính chất
+ GV (hỏi): Vậy hai góc đối đỉnh có tính chất gì? (HS phát biểu được: Hai góc đối đỉnh thì có số đo bằng nhau).
+ GV nhận xét và phát biểu chính xác lại: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. (HS ghi nhận tính chất).
Hoạt động 3: Củng cố tính chất (Nhận dạng và thể hiện tính chất) - Nhận dạng tính chất
GV phát phiếu học tập cho từng HS thực hiện, sau đó cho HS tự kiểm tra chéo cho nhau thông qua kết quả của GV cung cấp rồi báo cáo số lượng HS làm được và chưa được.
Phiếu học tập:
Bài tập 1: Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 góc (như hình vẽ), biết
Ô1=300. Số đo góc O3 là bao nhiêu?
a. 600 b. 900 c. 1800 d. 300. 1 3 2 4 O x x’ y’ y
Bài tập 2: Trong hai câu sau, câu nào đúng câu nào sai.
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. b. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
(Kết quả: bài tập 1 chọn câu d, bài tập 2 chọn câu a).
Việc tổ chức nhận dạng tính chất hai góc đối đỉnh thông qua phiếu học tập như trên nhằm giúp HS năng động, tích cực hơn trong học tập. Từ đó, làm cho HS tự tin hơn khi vận dụng tính chất vào thực tiễn.
- Thể hiện tính chất
GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau theo nhóm đôi tại lớp:
Bài tập : Hai đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại A, tạo thành góc
MAP có số đo bằng 330. Viết tên các góc bằng nhau cùng với số đo của chúng.
(HS làm bài tập theo nhóm đôi và báo cáo:
Ta có: M^A B + M^A Q =1800 (Hai góc kề bù).
=> M^A Q = 1800 - M ^A B = 1800 – 330 = 1470. Khi đó ta có: M^A B = N^A Q = 330 (Hai góc đối đỉnh). M^A Q = N^A P = 1470 (Hai góc đối đỉnh)).
Việc tổ chức cho HS hoạt động thể hiện tính chất theo nhóm đôi nhằm rèn luyện khả năng hợp tác, giúp nhau trong học tập của HS.
2.2.2.2. Tính chất về hai đường thẳng vuông góc
Hoạt động 1: Hình thành tính chất
+ GV yêu cầu HS vẽ phác hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau và kí hiệu. (HS thực hiện cá nhân
A M P N Q 330 a’ a O
Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
Kí hiệu: a a’).
+ GV hỏi có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với đường thẳng a? (HS trả lời: Có vô số).
+ Vậy qua 1 điểm có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với đường thẳng a đã cho? (HS dự đoán tuỳ ý).
+ Cho điểm O và đường thẳng a, vẽ đường thẳng a’qua O và vuông góc với đường thẳng a. (HS tham khảo cách vẽ ở SGK Toán 7 trang 85 và vẽ)
Hoạt động 2: Phát biểu tính chất
+ GV hỏi: Với đường thẳng a cho trước, qua một điểm O có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a’ vuông góc với đường thẳng a? (HS trả lời được: Chỉ có một đường thẳng a’ qua O và vuông góc với đường thẳng a).
+ GV khẳng định tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.(HS ghi nhận tính chất)
Hoạt động 3: Củng cố tính chất ( Nhận dạng và thể hiện tính chất)