- Nhận dạng tính chất:
2.2.2.6. Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a/ Hai góc so le trong bằng nhau;
b/ Hai góc đồng vị bằng nhau; c/ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Hoạt động 1: Hình thành tính chất
GV treo bảng phụ bài tập như sau:
a/ Vẽ hai đường thẳng a, b sao cho a // b. b/ Vẽ đường thẳng c cắt a tại A, cắt b tại B. c/ Đo một cặp góc so le trong. nhận xét. d/ Đo một cặp góc đồng vị. nhận xét. A B C a b
e/ Đo cặp góc trong cùng phía và nhận xét. (HS tất cả học sinh đều thực hiện và nhận xét:
43 2 3 2 1 4 3 2 1 B A c b a c) Cặp góc so le trong bằng nhau. d) Cặp góc đồng vị bằng nhau.
e) Cặp góc trong cùng phía: bù nhau).
Hoạt động 2: Phát biểu tính chất
+ GV: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì ta kết luận được gì về các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị, các cặp góc trong cùng phía? (HS trả lời miệng: Hai góc so le trong bằng nhau; Hai góc đồng vị bằng nhau; Hai góc trong cùng phía bù nhau).
+ GV khẳng định lại tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a/ Hai góc so le trong bằng nhau;
b/ Hai góc đồng vị bằng nhau; c/ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Hoạt động 3: Củng cố tính chất (Nhận dạng và thể hiện tính chất) - Nhận dạng tính chất:
GV treo bảng phụ bài tập và yêu cầu HS thực hiện:
Bài tập1: Điền vào chổ trống (…) trong phát biểu sau.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a/ Hai góc so le trong …
b/ Hai góc đồng vị …
c/ Hai góc trong cùng phía …
Bài tập 2: GV phát phiếu học tập cho HS thực hiện bài tập
Bài tâp: Cho hình vẽ, biết a // b và c cắt a tại A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ
trống (…) trong các câu sau:
43 2 3 2 1 4 3 2 1 B A c b a a/ ^A1 = … (vì là cặp góc so le trong) b/ ^A2 = … (vì là cặp góc đồng vị) c/ B^3 + ^A4 = … (vì …) d/ B^4 = ^A2 (vì …)
(HS thực hiện cá nhân sau đó GV cùng HS nhận xét bài làm: a/ ^A1 = B^3 (vì là cặp góc so le trong) b/ ^A1 = B^2 (vì là cặp góc đồng vị)
c/ B^3 + ^A4 = 1800 (vì là cặp góc trong cùng phía) d/ B^4 = ^A2 (vì cùng bằng B^1 )).
Khi tổ chức cho HS nhận dạng tính chất này dưới dạng điền khuyết ( lí thuyết và kí hiệu) với dụng ý là làm cho HS hiểu rõ và khắc sâu các đặc điểm của tính chất. Đồng thời còn giúp HS biết rõ phải có điều kiện là: Một đường thẳng phải cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.Từ đó HS sẽ thể hiện lại tính chất một cách chính xác, nhẹ nhàng.
-Thể hiện tính chất: GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện. Cho như hình vẽ, biết d // d’//d’’ và hai góc 600, 1100. Tính các góc E1, G2, G3, D4, A5, B6 .
A 5 6 B d
600 4