CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Một phần của tài liệu Marketing tập đoàn trung nguyên (Trang 35)

3.2.1 Chiến lược sản phẩm của Trung Nguyên

Trung Nguyên luôn chú trọng vào chất lượng, mùi vị của cà phê. Mở đầu bằng một cửa hàng “phục vụ cà phê miễn phí” tại Hồ Chí Minh, Trung Nguyên đã áp dụng chiến thuật “cá nhân hóa” bằng cách để khách hàng tìm hiểu về sự khác biệt của từng loại cà phê khác nhau: Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Cà phê chồn,...2. Chiến lược giá cua cà phê Trung Nguyên

Vào năm 2003, Cà phê Trung Nguyên cho ra mắt thị trường sản phẩm cà phê G7 - một loại cà phê hòa tan. Trong thị trường cà phê hòa tan lúc ấy tại Việt Nam, Nescafe đang dẫn đầu với hơn 50% thị phần. Vì vậy, hành động tung sản phẩm mới lúc ấy của cà phê Trung Nguyên quả là một hành vi liều lĩnh. Trung Nguyên đề ra mục tiêu “ “Đánh bại các ông lớn tại Việt Nam trước khi bước ra thị trường thế giới”. Sự xuất hiện của Trung Nguyên đã thay đổi hoàn toàn cục diện của thị trường cà phê hòa tan thời điểm đó. Với hương vị đậm đà nổi bật, khẳng định “cà phê thứ thiệt”, cà phê G7 gây được ấn tượng với khách hàng và ngày càng mở rộng nhận diện của mình.

Nói đến Trung Nguyên là nói đến “cà phê sáng tạo”. Sau khi sản phẩm này được thị trường chấp nhận, Trung Nguyên đã ngay lập tức tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng, đầu tư nghiên cứu và sau cùng tạo ra một dòng sản phẩm cà phê sáng tạo gồm 5 loại dựa theo nguyên liệu và gu thưởng thức của khách hàng:

•Arabia, Robusta •Culi Robusta •Arabica Sẻ •Culi thượng hạng •Culi Arabica hảo hạng

3.2.2 Chiến lược giá

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong mô hình chiến lược marketing mix, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, người dân vẫn còn rất nhạy cảm về giá cả. Nhận thức được điều đó, Trung Nguyên luôn chú trọng giữ mức giá trung bình để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Giá cả các sản phẩm của Trung Nguyên cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào loại sản phẩm và phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu của loại sản phẩm đó. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng có các chính sách giá ưu đãi, phân biệt với từng nhóm khách hàng.

Trong quá trình Nhật tiến, Trung Nguyên đã nghiên cứu kĩ về tâm lý và thị hiếu của người Nhật. Thực ra về bản chất, Nhật Bản vốn nổi tiếng với nghệ thuật trà đạo truyền thống. Người Nhật biết đến cà phê từ rất sớm (khoảng đầu thế kỉ XIX) nhưng việc bán cà phê cho người Nhật cũng không hề dễ dàng. Thị trường Nhật Bản là một thị trường mà người tiêu dùng yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm (hương vị, cách xử lý, nguyên liệu,...). Trung Nguyên kinh doanh tại Nhật theo hướng nhượng quyền. Đại lý nhượng quyền thương hiệu của Trung Nguyên tại Nhật đã định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn Starbucks 50%, cao hơn sản phẩm nội địa 25%. Chiến lược giá này đã giúp Trung Nguyên gặt hái được thành công ngay tại thủ đô Tokyo trên con đường xâm nhập thị trường quốc tế và là đòn bẩy cho sự phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu ở hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới.

3.2.3 Chiến lược phân phối

Nói đến hệ thống phân phối của cà phê Trung Nguyên thì không thể nào không nhắc đến nhượng quyền kinh doanh. Chiến lược marketing mix của cà phê Trung Nguyên đã góp phần to lớn vào sự thành công của mạng lưới phân phối của Trung Nguyên. Năm 2006, Trung Nguyên cho xây dựng 500 siêu thị mini mang tên G7Mart và 70 trung tâm phân phối trên cả nước, góp phần thêm vào sự phát triển hệ thống phân phối.

Chiến lược phân phối khôn ngoan đã giúp thương hiệu cà phê Trung Nguyên tiến dần hơn tới thống lĩnh thị trường nội địa Việt Nam, tạo bàn đạp để thương hiệu mở rộng tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng sử dụng hình thức online store: "Trung Nguyên Coffee store” - hình thức đặc biệt phù hợp với hành vi tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.

Từ đó phát triển thành các trung tâm thương mại và đại siêu thị. 4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên không được đẩy mạnh và chủ yếu tập trung vào PR. Trung Nguyên thổi hồn dân tộc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm. Chính vì vậy, với chiến lược xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên, thương hiệu này dễ dàng chiếm được sự tin yêu của khách hàng, trở thành love-mark của không ít người.

Bài học từ chiến lược marketing mix của cà phê Trung Nguyên Xây dựng một thương hiệu đẳng cấp trong một thị trường mới nổi có vẻ là mâu thuẫn. Nhưng trường hợp này đã cho thấy điều đó có thể thực hiện được bằng chiến lược marketing mix của Trung Nguyên thật đáng học hỏi. Bằng sự kết hợp yếu tố văn hóa dân tộc, các giá trị và tạo nên một thương hiệu giàu khát vọng mà qua đó các tầng lớp tri thức trẻ nhìn thấy mình trong đó và khát khao khẳng định, Trung Nguyên làm thay đổi thị trường cà phê Việt Nam và sẽ thay đổi thế giới trong tương lai.

Tuy nhiên, Trung Nguyên cũng phải nhìn nhận rằng, việc phát triển, mở rộng thương hiệu ở nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian, và đòi hỏi nhiều sự điều chỉnh linh hoạt cho từng thị trường riêng biệt của quốc tế.

3.2.4 Chiến lược khuyến mại - quảng cáo

Có thể nói thành công ngày hôm nay của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, một phần lớn, là kết quả của “truyền thông, cổ động”. Trung Nguyên không đẩy mạnh, chú trọng vào hoạt động quảng cáo. Thay vào đó, Trung Nguyên chủ yếu tập trung vào PR - quan hệ công chúng, dựa vào nền tảng giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Logo và slogan của Trung Nguyên thấm đẫm tinh thần dân tộc, nâng niu giá trị dân tộc, đề cao tính tự tôn dân tộc. Chính vì vậy, Trung Nguyên nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh mẽ và lấy được thiện cảm với người Việt Nam, cũng như thu hút được khách hàng nước ngoài.

KIẾN NGHỊ

1. Xây dựng chiến lược marketing ngắn hạn để ứng phó biến động thị trường, mục tiêu chính là chiến lược thương hiệu dài hạn tiếp tục được củng cố.

2. Cần có các nghiên cứu quy mô và tiêu chuẩn hơn, thiết kế những sản phẩm mới và chiến lược phù hợp không chỉ với đối tượng khách hàng chính hiện tại mà đối với toàn bộ thị trường đặc biệt là người trẻ.

3. Nâng cao ý thức, tinh thần xây dựng doanh nghiệp theo kim chỉ nam là sứ mệnh tầm vóc quốc gia của chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ.

KẾT LUẬN

Các DN nói chung cũng như Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên nói riêng đều cần xây dựng cho mình những chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả. Thiết lập được chiến lược marketing – mix cần rất nhiều nỗ lực từ bản thân của nhân viên công ty và Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên. Vì vậy công ty luôn đề cao tinh thần phát triển DN, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Qua quá trình tìm hiểu công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên, cùng với những kiến thức đã học trên giảng đường đại học, em thấy việc hoàn thiện chiến lược marketing trong kinh doanh đang được công ty rất quan tâm và đầu tư. Trong quá trình phân tích thực trạng, ưu và nhược điểm của doanh nghiệp em thấy vẫn còn những ưu và nhược điểm cần khắc phục, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược marketing của công ty trong lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô để bài tiểu luận này hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Lê Sơn Tùng đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Marketing tập đoàn trung nguyên (Trang 35)