Nói đến hệ thống phân phối của cà phê Trung Nguyên thì không thể nào không nhắc đến nhượng quyền kinh doanh. Chiến lược marketing mix của cà phê Trung Nguyên đã góp phần to lớn vào sự thành công của mạng lưới phân phối của Trung Nguyên. Năm 2006, Trung Nguyên cho xây dựng 500 siêu thị mini mang tên G7Mart và 70 trung tâm phân phối trên cả nước, góp phần thêm vào sự phát triển hệ thống phân phối.
Chiến lược phân phối khôn ngoan đã giúp thương hiệu cà phê Trung Nguyên tiến dần hơn tới thống lĩnh thị trường nội địa Việt Nam, tạo bàn đạp để thương hiệu mở rộng tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng sử dụng hình thức online store: "Trung Nguyên Coffee store” - hình thức đặc biệt phù hợp với hành vi tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.
Từ đó phát triển thành các trung tâm thương mại và đại siêu thị. 4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên không được đẩy mạnh và chủ yếu tập trung vào PR. Trung Nguyên thổi hồn dân tộc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm. Chính vì vậy, với chiến lược xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên, thương hiệu này dễ dàng chiếm được sự tin yêu của khách hàng, trở thành love-mark của không ít người.
Bài học từ chiến lược marketing mix của cà phê Trung Nguyên Xây dựng một thương hiệu đẳng cấp trong một thị trường mới nổi có vẻ là mâu thuẫn. Nhưng trường hợp này đã cho thấy điều đó có thể thực hiện được bằng chiến lược marketing mix của Trung Nguyên thật đáng học hỏi. Bằng sự kết hợp yếu tố văn hóa dân tộc, các giá trị và tạo nên một thương hiệu giàu khát vọng mà qua đó các tầng lớp tri thức trẻ nhìn thấy mình trong đó và khát khao khẳng định, Trung Nguyên làm thay đổi thị trường cà phê Việt Nam và sẽ thay đổi thế giới trong tương lai.
Tuy nhiên, Trung Nguyên cũng phải nhìn nhận rằng, việc phát triển, mở rộng thương hiệu ở nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian, và đòi hỏi nhiều sự điều chỉnh linh hoạt cho từng thị trường riêng biệt của quốc tế.