Nguyên tắc Quản lý nhà nước đối với đất đô thị

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của việt nam (Trang 25 - 27)

3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.5.Nguyên tắc Quản lý nhà nước đối với đất đô thị

Một là, đảm bảo tập trung thống nhất của Nhà nước.

Đất đô thị có vai trò lớn đối với sự phát triển KTXH của đất nước, là tài sản của quốc gia nên không thể có bất kỳ một cá nhân nào, hay một nhóm người nào có thể chiếm hữu tài sản chung thành của riêng và tuỳ ý áp dụng quyền định đoạt cá nhân đối với tài sản chung đó. Đối với nước ta đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý.

Nội dung QLNN đối với đất đô

thị

Triển khai thực hiện pháp luật, chính sách đất đai Xây dựng và thực thi QH, KHSDĐ đô thị Xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách quản lý đất đô thị ở địa phương

20

Điều này đã được ghi nhận trong Điều 4 Luật đất đai năm 2013: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Hai là, thực hiện đúng QH, KH sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, tất cả các đối tượng quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của luật đất đai; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Ba là, kết hợp hài hòa các lợi ích.

Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích của cá nhân, tập thể và lợi ích của cộng đồng xã hội. Do vậy, chú ý đến lợi ích của con người là nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người. Lợi ích không chỉ là động lực, mà quan trọng hơn nó là phương tiện của quản lý dùng để động viên con người.

Tuy nhiên, lợi ích về đất đai không chỉ liên quan đến lợi ích cá nhân mà nó còn quan hệ với lợi ích tập thể, lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, cần phải kết hợp hài hoà ba lợi ích trên. Đất đô thị có giá trị kinh tế cao, do đó lợi ích luôn đặt lên hàng đầu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi Nhà nước quản lý đất phải dựa trên nguyên tắc lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là chủ sử dụng đất phải được phân bố hài hoà lợi ích do đất mang lại.

Bốn là, tiết kiệm và hiệu quả.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý đất đai nói chung và quản lý đất đô thị nói riêng, vì bất cứ hoạt động nào dù là kinh tế hay chính trị đều hoạt động theo nguyên tắc này. Đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng là có hạn trong khi dân số ngày một tăng nhanh, nếu ta sử dụng lãng phí thì sẽ không thể đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai. Đô thị Việt Nam cũng đã và đang trong xu thế phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô đất đai và dân số. Do đó, việc sử dụng hiệu quả đất đô thị trở thành mục tiêu của quản lý và sử dụng nhằm mang lại lợi ích cho người dân, ngăn chặn được thất thoát lãng phí trong quản lý đất đai, cũng như đất đô thị để tiết kiệm ngân sách cho đất nước.

Năm là, kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đô thị.

Sở hữu và sử dụng là hai vấn đề hết sức phức tạp, nó có thể tập trung hoặc tách riêng. Để tập trung lại thì vấn đề này thuộc về người sử dụng đất đô thị. Họ có toàn

21

quyền về khu đất đó cả về kinh tế và pháp lý. Nhưng khi hai vấn đề này được phân tách tức là đã có sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng thì ta phải kết hợp hai quyền này sao cho thống nhất, hợp lý để đảm bảo sử dụng đất đạt hiêụ quả kinh tế cao nhất cho cả người sử dụng đất và người sở hữu đất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của việt nam (Trang 25 - 27)