3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Những thành tựu
a) Về mức độ thực thi pháp luật quản lý đất đai
Đã triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp Luật Đất đai. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật tới các tổ chức, cá nhân và nhân dân. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đúng trình tự, thẩm quyền phân cấp làm cơ sở cho công tác QLNN về đất đai và điều chỉnh các mối quan hệ trong sử dụng,
23
khai thác nguồn tài nguyên đất. Đã ban hành nhiều văn bản quy định về: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá các loại đất; cấp GCN quyền SDĐ;
b) Về mức độ thực hiện quy hoạch SDĐ
Đã triển khai xây QHKH SDĐ theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Việc thực hiện quy hoạch gắn với kế hoạch SDĐ đều công khai, minh bạch, đây là công cụ pháp lý để thực hiện QLNN và SDĐ tiết kiệm, hiệu quả. Việc thực hiện quy hoạch SDĐ đã có những thành công nhất định, đáp ứng được nhu cầu về sử dụng đất. Công tác giải phóng mặt bằng được tổ chức thực hiện chu đáo và bài bản, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, nên được đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.
c) Hiệu quả về mặt xã hội
Với lợi thế là một Quốc gia sở hữunhiều di sản văn hóa thế giới, là vị trí giao thương của nhiều tuyến hành lang kinh tế khu vực và thế giới, có đường bờ biển dài. Do đó, việc giải phóng nguồn lực đất đai nhằm đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ - du lịch có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội. Trong những năm qua, ngành du lịch của Việt Nam được tập trung đầu tư và phát triển nhanh theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.
d) Hiệu quả về mặt kinh tế
Đã sử dụng hiệu quả đất đô thị. Đẩymạnh việc giao đất, cho thuê đất nhằm thu hút các dự án đầu tư xây dựng mới và mở rộng các KCN, KCX,... Khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn lực tài chính từ quỹ đất đô thị vào phát triển KT-XH của đất nước.
e) Tính bền vững trong quản lý
Với cơ chế, chính sách giảm thuế tiền SDĐ khi nộp tiềnngay, hỗ trợ chi phí di chuyển, cho nợ tiền tiền SDĐ... (đối với hộ gia đình nghèo, chính sách); tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư; các nhà đầu tư lớn đều sẵn sàng ứng trước vốn để chính quyền địa phương triển khai công tác thu hồi đất,... đã tạo sự bền vững về tài chính, không những đem lại nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách phát triển KT-XH, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, mà quan trọng không để lại gánh nặng về tài chính cho thế hệ tương lai.
24