Các lớp địa chất từ trên xuống

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 26 - 27)

II. Mục tiêu của đồ án

1.3.1 Các lớp địa chất từ trên xuống

(Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ địa chất công trình của tuyến đê biển trên huyện đảo Cát Hải do Trung tâm Tư vấn kỹ thuật về đê điều lập tháng 12 năm 2002).

Lớp 1: Cát hạt trung đôi chỗ là cát hạt mịn màu nâu, nâu nhạt, đôi chỗ xám tro nhạt, trong cát lẫn nhiều vỏ ốc, vỏ sò và vật chất hữu cơ, ẩm, kém chặt, nằm dưới lớp đá xếp và đất đắp trên đoạn đê từ Gót đến Hoàng Châu. Bề dày thăm dò trung bình > 4m. Đây là lớp đất có tính thấm khá cao.

Lớp 2: á sét nhẹ đến á sét trung màu nâu xám, xám tro nhạt, đất chứa nhiều vật chất hữu cơ chưa phân huỷ hết. Đất ẩm ướt kết cấu kém chặt. Trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. Đây là lớp đất tương đối yếu, tính thấm nước kém nhưng mức độ nén lún cao. Diện phân bố khá lớn, không đều. Bề dày thăm dò trung bình > 3.0m.

Lớp 3: Cát hạt mịn đôi chỗ là á cát lẫn nhiều hạt bụi màu xám đen, xám tro nhạt đôi chỗ xám đen, bão hoà nước, kém chặt. Diện phân bố cục bộ bề dày nhỏ phần lớn ở dạng thấu kính Đây là lớp đất có tính thấm lớn, sạt lở mạnh mỗi khi mực nước ngầm thay đổi.

Lớp 4: á cát, á sét xen kẹp nhau nhiều lần màu xám tro nhạt, xám đen, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo chảy. Diện phân bố khá lớn ở hầu hết các mặt cắt từ Hoàng Châu đến Gót, chiều dày trung bình thay đổi > 2.2m.

Lớp 5: á sét nhẹ đến á sét trung màu xám tro nhạt, xám đen, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo chảy. Diện phân bố khá lớn nhưng không đều gặp ở một số mặt cắt từ Hoàng Châu đến Gót, chiều dày trung bình thay đổi > 2.0m.

Lớp 6: á cát đôi chỗ là cát hạt mịn màu xám đen đất chứa nhiều vật chất hữu

cơ. Đất ẩm, kết cấu kém chặt, trạng thái chảy.

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w