Trình tự thi công

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 119 - 121)

II. Mục tiêu của đồ án

4.3.4Trình tự thi công

a.

Nạo vét hố móng

Sử dụng máy hút bùn để đào hố móng. Sau đó tiến hành thả bè chìm và trải vải lọc địa kỹ thuật rồi ghim cố định lại. Thi công theo phương pháp từ đầu đập đến cuối đập.

b.

Thi công đổ lớp cát và lớp lọc

Sau khi nạo vét hố móng ta định vị vị trí hố móng bằng phao định vị, dùng xà lan chở cát ra phía biển, tiến hành đổ cát bằng các đoạn đường ống. Sau khi đổ cát đến chiều cao 2 m của hố đào, tiến hành dùng xà lan đổ đá lớp lọc theo đúng vị trí.

c. Thi công đá đổ chân khay

Đá hộc được mua tại mỏ đá. Đá được vận chuyển đến công trường bằng sà lan kết hợp với tàu kéo hoặc tàu đẩy. Dùng phao định vị vị trí của công trình sau đó dùng máy ngạm thuỷ lực thá đá đúng vào chân khay tới cao trình yêu cầu.

d.

Thi công đổ dá lớp lõi và lớp thềm chống xói chân khay

Đá làm chân đập có thể được đổ bằng cách sử dụng các máng đổ đá. Sau khi đổ phải dùng các phương tiện kết hợp thủ công tạo phẳng rồi mới tiến hành thi công bước tiếp theo.

Chú ý do phần ngoài của chân đập phải chịu tác dụng mạnh của dòng chảy và sóng, do đó khi thi công chân đê cần phải lựa chọn những viên đá có kích thước lớn nhất trong cấp phối đá dùng thi công chân đê để thi công phía ngoài.

Ta thi công phần thềm chống xói chân khay vì lớp lõi và lớp thềm chống xói cùng một cấp phối hạt và độc lập với nhau.

e.

Thi công lớp lót

Do chiều dài phân đoạn đập lớn nên ta phải phân ra thành các phân đoạn, đảm bảo độ đồng đều để tránh hiện tượng xói cục bộ, đá có kích thước nhỏ được thả tập trung dọc theo tim tuyến đập, đảm bảo khi gia cường đá lớn lên trên lớp mặt che khuất được phần đá nhỏ.

Có thể đổ đá bằng sà lan mở đáy ở những chỗ sâu trên 4 m và đổ đá mặt bên bằng sàn phao thi công đối với những chỗ sâu trên 2 m. Tại những chỗ có lớp lót đá đường kính lớn thì sắp xếp lại đá bằng cẩu đặt trên sàn phao nổi.

Trong quá trình thi công, lõi đập và các lớp bên dưới có khả năng bị sóng làm hư hại. Trong giai đoạn nào đó nếu dự báo thấy thời tiết xấu sẽ liên tiếp xảy ra, thì cần phải ngưng thi công trước khi thời tiết xấu ập đến, và đồng thời bảo vệ tạm các công trình đang làm dở dang bằng cách phủ các khối phủ hoặc đá có đường kính lớn lên các phần đã làm, khi thời tiết xấu qua đi thì lại bỏ ra thi công tiếp các phần còn lại.

Vật liệu để thi công lõi đập thường có kích thước nhỏ hơn vì vậy nên đổ vật liệu vào chính giữa lõi đập, các loại đá lớn hơn nên để thi công các lớp bên ngoài nhằm giữ ổn định mái dốc và chống lại tác dụng của sóng.

Vật liệu lõi đập có thể đứng vững ở những mái dốc đứng từ 1:1 đến 1:1,5 trừ khi mái dốc bị sóng cuốn trôi. Để mái dốc thoai thoải hơn, cần phải đổ thêm vật liệu và điều chỉnh mái dốc, khi chịu tác động va đập của sóng, mái dốc đê có thể bị phá hoại, khi đó cần điều chỉnh mái dốc để khôi phục mái dốc thiết kế.

Cần phải tiến hành đo kiểm tra mái dốc lõi đập trước khi thi công lớp lót khối Tetrapod, khi lớp lót của lõi đã đạt yêu cầu mới thi công lớp lót.

Thi công lớp lót có thể bằng máng đổ và kết hợp với thủ công. Cần phải đo đạc kiểm tra kỹ lưỡng mái dốc và độ phẳng của lớp lót trước khi thi công lớp Tetrapod.

Sau khi thi công xong phần đệm đá và lõi đá phải có bước nghiệm thu kỹ thuật giai đoạn 1.

f.

Thi công lắp đặt khối Tetrapod và khối phủ định hình

Khối Tetrapod được đúc tại bãi đúc bằng cốp pha thép tấm chuyên dụng, sau đó được tập kết và vận chuyển đến cảng khu vực cửa sông Đà Rằng để bốc xếp xuống sà lan và vận chuyển tới công trường bằng tàu kéo hoặc tàu đẩy. Sà lan chở khối đậu dọc theo sườn lõi đá để cần cẩu nổi lắp đặt vào vị trí, do cao trình đỉnh đáy nhỏ chỉ khoảng -2.5 m, cần tận dụng lúc triều kiệt để kiểm tra mật độ rải khối, chỗ nào thưa cần kịp thời bổ sung ngay lúc đang thi công.

Việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt các khối Tetrapod cần phải được kiểm tra cẩn thận. Đặc biệt các cấp phối bê tông dùng để đúc khối Tetrapod nên được thiết kế để giảm sự toả nhiệt độ và khuôn đúc nên được thiết kế nhằm tránh nứt vỡ do ứng suất nhiệt, nên dùng các loại xi măng toả nhiệt thấp.

Công tác sản xuất bê tông, đúc, bảo dưỡng, tháo khuôn, di chuyển các khối Tetrapod đến nơi lưu kho, vận chuyển và lắp đặt các khối Tetrapod nên được sắp xếp và nên chương trình cụ thể để giảm tối thiểu các ứng suất trong khối . Cần phải có một mặt bằng thi công có đủ khả năng chứa các khối Tetrapod đúc dự trữ trong 1,5 đến 2 tháng.

Cần phải lắp đặt đủ số lượng khối Tetrapod cho một pham vi đã được thiết kế, đảm bảo đủ mật độ bao phủ và độ dày của khối Tetrapod bảo vệ.

Lưu ý: Trong quá trình thi công, trước khi xếp đại trà khối Tetrapod cần phải tiến hành xếp thử một đoạn với chiều dài là 10 m theo đúng thiết kế dưới sự hướng dẫn của cơ quan thiết kế. Cần đánh giá nguy cơ hư hỏng khối Tetrapod do va chạm trong quá trình lắp dặt và xác định các hạn chế đối với công tác lắp đặt do điều kiện thời tiết.

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 119 - 121)