Hiện trạng hệ thống đê biển

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 31 - 33)

II. Mục tiêu của đồ án

1.5.1.Hiện trạng hệ thống đê biển

Hình 3: Hệ thống đê và kè ở Cát Hải

Toàn đảo có 20,6 km đê bao quanh, trong đó có tuyến đê xung yếu từ Bến Gót đến Hoàng Châu nằm ở phía nam đảo chịu tác động trực tiếp của sóng, gió nơi có dòng chảy ven bờ mạnh nhất và dải bờ đang bị xâm thực. Hình thức kết cấu công trình đê đắp bằng đất, mái đê phía biển có kè lát mái bảo vệ ở những đoạn xung yếu tường xuyên chịu tác động của sóng triều. Riêng đoạn đê Gót - Gia Lộc có kết cấu hoàn toàn bằng đá hộc. Nhìn chung năng lực phòng chống lũ bão của các công trình còn rất yếu. Hiện trạng cụ thể từng tuyến như sau:

1- Tuyến Gót- Gia Lộc: Dài 3100 m, đê bằng đá hộc thường xuyên bị xô sạt do kích thước đá kè nhỏ thường xuyên chịu tác động mạnh cuả sóng , triều . Với triều cường và gió cấp 5,6 sóng biển đã có thể tràn qua mặt đê. Bãi biển gần chân đê bị xói lở mạnh càng làm cho kè kém ổn định. Hiện tại đoạn đê này có mặt cắt ngang đê gần như không còn định hình, mặt đê nhỏ, đá sắp xếp tự nhiên ngổn ngang, đoạn tuyến gần như là bãi đá.

3- Tuyến Hoàng Châu - Nghĩa Lộ: Dài 3000 m, hiện trạng đê còn thấp nhỏ so với yêu cầu, mặt cắt đê không đều. Đê không có kè bảo vệ. Tuyến đê này có bãi ngoài cao rộng và có rừng cây chắn sóng. Đối với tuyến đê này cần duy trì rừng cây chắn sóng đã có.

4- Tuyến Nghĩa Lộ - Đồng Bài: Là tuyến đê trung gian dài 4340 m, đê được xây dựng từ những năm 1960, tuyến này bị xuống cấp nghiêm trọng do xói mòn và không được tu bổ trước đây vì do đê thuỷ sản phía ngoài. Từ những năm 1992 đã được thành phố đầu tư khôi phục để đảm bảo an toàn phía bắc đảo. Đoạn đê này không có kè bảo vệ mái do phía ngoài là khu vực bãi rộng và điều kiện sóng gió ít khắc nghiệt hơn. Đê không thường xuyên chịu tác động của sóng, triều.

5 - Tuyến Đồng Bài - Lương Năng: Dài 2900 m, tuyến đê bảo vệ khu vực phía đông bắc đảo, thường bị ảnh hưởng của sóng triều trong các thơì kỳ gió mùa đông bắc. Qui mô đê tương đối đảm bảo, kè còn manh mún, năng lực công trình hạn chế không đảm bảo an toàn trong trường hợp có sóng gió lớn. Rừng cây chắn sóng có tác dụng tốt.

6 - Tuyến Lương Năng - Gót: Dài 2800m, tuyến đê này còn thấp nhỏ , kè lát mái chưa hoàn chỉnh . Bãi ngoài có cây chắn sóng, nhìn chung năng lực công trình yếu cần được nâng cấp bảo đảm an toàn cho khu vực đông dân cư.

Hiện trạng tuyến đê kè đoạn trực tiếp với biển như sau:

Đoạn bờ Chiều dài(m)

Hiện trạng Mức độ xung

yếu

Bến Gót 400 Đê đá hộc áp bờ đảo, cao trình đỉnh đê đá +3.7 => +4.3 ( m ). Mái Tương đối ổn định

Xung yếu kè đá hộc lát khan bị xô sạt, chân kè phủ cát bãi ở cao trình +0.6

=> +( m ). Mặt bãi sau đê đá ở cao trình +0.2 => +0.6( m ). 100 Đê đá hộc áp bờ đảo, cao trình đỉnh đê đá +3.9=> +4.9 ( m ). Mái

kè đá hộc lát khan bị xô sạt,chân kè phủ cát bãi ở cao trình +0.2 => +0.6 ( m ).

Hoà Quang- Gia Lộc

2630 Đê đá hộc áp bờ đảo, cao trình đỉnh đê đá +3.7 => +4.3 ( m ). Mái kè đá hộc lát khan bị xô sạt (có khoảng hơn 200 m mái kè đá xây và kè rọ thép lõi đá ổn định), chân kè thấp, cao trình -0.5 =>- 1.5 ( m ) không tạo bãi. Mặt bãi sau đê đá ở cao trình +2.2 => +2.5 ( m ).

Gia Lộc- Văn Chấn

950 Tuyến đê mới được xây dựng rất kiên cố, mái ngoài bảo vệ bằng cấu kiện bê tông, mái trong trồng cỏ, mặt đê được bê tông hóa làm đường giao thông rộng 5m

Văn Chấn- Hoàng Châu

1250 Kè đá khan áp bờ đê đất, mái bị xô sạt, chân Kè ở cao trình +0.2 => +0.5 ( m ), phía ngoài là bãi bùn cát thoải. Cao trình đỉnh đê +4.3 =>+4.6 ( m ). Trong đê là mặt đồng muối cao trình +0.7 => +1.3 ( m )

Trong gần 7 km bờ biển phía nam đảo Cát Hải có 4.4 km được gia cố bằng đá hộc, có khoảng 5.4 km bờ ở tình trạng kém ổn định, trong đó có 3.9 km ở trạng thái xung yếu. Đặc biệt đoạn từ Cái Vỡ- Văn Chấn không có đê khép kín, nớc biển tràn vào khu dân c Gia Lộc, mặt bãi bị sóng và dòng chảy bào mòn với tốc độ nhanh.

* Hiện trạng đoạn đê, kè trực diện với biển:

Đoạn Bến Gót đến Hoàng Châu dài 8Km là đoạn trực diện với biển. Thực hiện Quyết định số 58/2006 QĐ-TTg ngày 14/3/2006 về việc phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam trong đó có 20 Km đê biển huyện đảo Cát Hải nhằm bảo vệ cơ sỏ hạ tầng và các công trình trên đảo Cát Hải đê biển Cát Hải chịu được bão cấp 10, triều trung bình tần suất 5%, đoạn từ K3+094 đến K8+053 đã đầu tư, củng cố và nâng cấp. Trong đó:

- Đoạn từ Hoàng Châu đến Văn Chấn (tương ứng từ K5+803 đến K7+926 đã được xây dựng năm 2006. Kết cấu tuyến đê như sau: Mặt đê bê tông rộng 5m ở cao trình mặt đê +4,8; mái phía biển làm tường chắn sóng, cao trình đỉnh tường +5,5; Chân kè là ống buy bê tông đúc sẵn, bên trong thả đá hộc, phía ngoài là lăng thể đá hộ chân ống buy. Phần mái kè phía biển mái m=3,5 lát cấu kiện BTĐS 80x80x26cm, có mố phá sóng trong khung bê tông (30*40)cm M250. Cơ đê có chiều rộng mặt 5m, cao trình mặt cơ +3,0. Mái phía đồng từ đỉnh đến cơ đê lát cấu kiện BTĐS 40x40x20cm trong khung bê tông (30*40)cm M250#. Mái phía đồng từ cơ đê đến chân khay lát đá trong khung đá xây.

- Đoạn từ Văn Chấn đến Gia Lộc đã xây dựng kè lát mái. Kết cấu tuyến đê như sau: Mặt đê đất rộng 2-3m ở cao trình mặt đê +4,0; mái phía biển làm tường chắn sóng, cao trình đỉnh tường +4,5; Chân kè là ống buy bê tông đúc sẵn, bên trong thả đá hộc, phía ngoài là lăng thể đá hộ chân ống buy. Phần mái kè phía biển mái m=3,5 lát cấu kiện BTĐS 80x80x26cm có mố phá sóng trong khung bê tông (30*40)cm M250 đến cao trình +3,0, từ cao trình +3,0 trở lên là đá lát chít mạch.

- Đoạn từ Bến Gót đến Gia LộcK0+00 đến K3+094, hiện trạng là đê đá hộc. Cao trình đỉnh đê đá đoạn này từ +3,7 đến +4,5. Cao trình bãi phía biển từ -1,2 đến +0,8.

Một phần của tài liệu Thiết kế đập phá sóng bảo vệ bờ biển cát hải, hải phòng (Trang 31 - 33)