a. Trình tự giải quyết khiếu nại
- Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trƣờng hợpđƣợc quy định tại Điều 11 của Luật này, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho ngƣời khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nƣớc cùng cấp biết, trƣờng hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhƣng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhƣng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Xác minh nội dung khiếu nại:
* Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của ngƣời có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
+ Trƣờng hợp chƣa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nƣớc cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là ngƣời có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
* Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
+ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
+ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
* Hình thức tố cáo:
* Thời hạn giải quyết tố cáo:
- Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
- Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhƣng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
c. Trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai
Đƣợc quy định trong Luật đất đai năm 2003, cụ thể:
Điều 135, quy định:" Hoà giải tranh chấp về đất đai"
- Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh chấp về đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp về đất đai thông qua hoà giải tại cơ sở[1].
- Tranh chấp về đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải đƣợc thì gửi đơn đến UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
+ UBND xã, phƣờng, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp về đất đai.
+ Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phƣờng, thị trấn nhận đƣợc đơn.
+ Kết quả hoà giải tranh chấp về đất đai phải đƣợc lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất. Trƣờng hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phƣờng, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Điều 136 "Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai":
* Tranh chấp về đất đai đã đƣợc hoà giải tại UBND xã, phƣờng, thị trấn mà một bên hoặc các bên đƣơng sự không nhất trí thì đƣợc giải quyết nhƣ sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đƣợng sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do toà án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đƣơng sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật này đƣợc giải quyết nhƣ sau:
+ Trƣờng hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đƣơng sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giải quyết; Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trƣờng hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đƣơng sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là quyết định giải quyết cuối cùng.
Điều 137" Giải quyết tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giới hành chính".
- Tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trƣờng hợp không đạt đƣợc sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giải hành chính thì thẩm quyền giải quyết đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Trƣờng hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thi do Quốc hội quy định;
+ Trƣờng hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, phƣờng, thị trấn do Chính phủ quyết định.
- Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợi với cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp về đất đai liên quan đến địa giới hành chính.