Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tiếp dân sử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc giai đoạn 2007-2011 (Trang 52)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có toạ độ: 21°08’ ÷ 21°19’ độ vĩ Bắc và 105°109’ ÷ 105°47’ độ kinh Đông. Tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km, vị trí của tỉnh nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên; - Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam và phía Đông tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh theo số liệu tổng kiểm kê năm 2011 là 123.650,04 ha.

* Địa hình, địa chất

Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và Sáng Sơn, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và du lịch. Các nhà nghiên cứu khi xem xét vùng đồng bằng sông Hồng dƣới góc độ địa lí, văn hoá đã xếp khu vực này vào vùng địa - văn hoá thềm phù sa cổ. Nhƣ vậy, Vĩnh Phúc không những là địa phƣơng có bề dày lịch sử về văn hoá, mà còn có thể coi là nơi khởi nguồn của nền văn minh của đồng bằng Bắc Bộ.

* Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, có mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,2 – 250C (riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao trên 900 m có nhiệt độ trung bình 18,30C), cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2.

- Lƣợng mƣa trong năm 1.500 - 1.700 mm, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 60% lƣợng mƣa cả năm.

- Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.600 giờ (Tam Đảo 1.000 - 1.200 giờ). Mùa hè có số giờ nắng cao, các tháng cuối mùa đông có số giờ nắng thấp.

* Thuỷ văn

Vĩnh Phúc có hệ thống sông, suối, hồ ao khá dày đặc, chế độ thuỷ văn của tỉnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sông Lô.

- Sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh dài 50 km, lƣu lƣợng nƣớc trung bình năm là 3.730 m3/s, mực nƣớc bình quân qua các năm 9,75 m, cao nhất 15,04 m và thấp nhất 7,39 m, vào mùa mƣa chiều rộng của sông có thể lên tới 2,5 km, lƣợng nƣớc đầu nguồn tràn về lớn, cùng với mƣa lớn tập trung tại khu vực, có khả năng gây lũ lụt ở nhiều vùng trong tỉnh. Về mùa khô mực nƣớc sông Hồng xuống thấp, lòng sông hẹp, tạo ra các cồn cát, bãi bồi ven sông có thể tận dụng để canh tác và khai thác cát phục vụ cho xây dựng.

- Sông Phó Đáy là một chi lƣu bên tả ngạn của sông Lô, có thƣợng lƣu và trung lƣu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lƣu chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông và xã Việt Xuân (Vĩnh Tƣờng) phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lƣu lƣợng bình quân là 23 m3/s. Sông Phó Đáy làm thành

ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dƣơng, Lập Thạch với Vĩnh Tƣờng.

- Sông Cà Lồ là một chi lƣu của sông Cầu. Toàn chiều dài của sông là 89 km, trong đó đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 27 km, lƣu lƣợng bình quân là 27,9 m3/giây.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê năm 2011, toàn tỉnh có 32804.62 ha đất lâm nghiệp có rừng chiếm 26.53% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất là 10778.23 ha, chiếm 8,72 % tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại là rừng phòng hộ là 6617.21 ha, chiếm 5.35% tổng diện tích đất tự nhiên, rừng đặc dụng là 15409.18 ha, chiếm 12.46% tổng diện tích đất tự nhiên. Phần đất rừng thấp đƣợc trồng cây ăn quả. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt thấp. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, nguồn dƣợc liệu rừng còn có tác dụng điều hoà khí hậu, sinh thái và tạo cảnh quan cho tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Ngƣời dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo.

3.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây kinh tế Vĩnh Phúc đã có những thay đổi đáng kể, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp.. Trong năm 2011 sản xuất Nông nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay là 86709.73 ha, chiếm 70,13% tổng diện tích tự nhiên.

Thành tựu trên có đóng góp quan trọng của các nhà đầu tƣ, của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn nỗ lực hơn để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ; tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các Khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển Khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đến hết tháng 6/2011, toàn tỉnh đã thu hút 634 dự án, trong đó có 120 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ trên 2,35 tỷ USD và 514 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 31.165 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, sớm thu hồi vốn tiếp tục đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất tại Vĩnh Phúc. Hiện nay, đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm và quyết định đầu tƣ tại Vĩnh Phúc: Các Tập đoàn: Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan)...

3.1.2.3. Tình tình xây dựng cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông: - Hệ thống giao thông:

Là tỉnh có vị trí đắc địa nên cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ và coi trọng cụ thể: Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dƣơng, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đƣờng bộ mang tầm chiến lƣợc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đƣờng nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, nhƣ đƣờng 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km.

Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang mở các đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc, làm cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng sang Sơn Tây và đang thi công đƣờng cao tốc Hà Nội- Vĩnh Yên theo phƣơng thức BOT.

- Về đường thủy: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô. Vì thế, việc xây dựng các cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Nhƣ Thụy để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa thiết bị, máy móc từ cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh về Vĩnh Phúc sẽ có nhiều thuận lợi. Hệ thống sông ngòi trong ranh giới lập quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 118.90km gồm các con sông nhƣ: Sông Phan, Sông Cà Lồ, Sông Cánh, Sông Ba Hanh, Sông Tranh, Sông Mây, sông Cầu Bồn.

- Về đường sắt: có 30km đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 4 huyện trong ranh giới quy hoạch với 4 ga hành khách và 01 hàng hoá.

- Đƣờng hàng không, ngay từnăm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay Hƣơng Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nƣớc ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này đƣợc cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục:

Tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Bắc. Năm 2008 ngành giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lƣợng, cơ sở vật chất. Mạng lƣới trƣờng, lớp, đội ngũ giáo viên đƣợc củng cố và dần ổn định, gần 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trở lên.

- Dân số và Lao động:

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, mỗi Quốc gia. Cũng giống nhƣ tình trạng chung của toàn quốc, mật độ dân số ở Vĩnh Phúc không đều, tập trung dày ở đô thị và thƣa thớt ở nông thôn, miền núi. Ví dụ năm 2007 cao nhất ở thành phố Vĩnh Yên (1.663

ngƣời/km2) và các huyện đồng bằng nhƣ Yên Lạc (1.387 ngƣời/km2), Vĩnh Tƣờng (1.390 ngƣời/km2), nhƣng thấp ở các huyện miền núi, trung du nhƣ Tam Đảo (291 ngƣời/ km2), Lập Thạch (666 ngƣời/ km2). Điều bất hợp lí là vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chỉ chiếm hơn 18% diện tích của tỉnh nhƣng lại tập trung tới hơn 29% dân số.

Đồng thời nó là yếu tố có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lao động của tỉnh đƣợc thể hiện qua biểu 4.1 cho thấy: Tổng dân số của tỉnh năm 2011 là 1.014.488 khẩu, bình quân tăng 1,1%/ năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đều hàng năm. Năm 2011 là 1,1% bình quân giảm 0,02%/năm. Năm 2011 với dân số 1.014.488 ngƣời, đây là nguồn nhân lực dồi dào song dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao ( 77.01%). Dân số đô thị chiếm 22,99%. Dân số trong độ tuổi lao động là 519.418 ngƣời chiếm 51,2% dân số. Cụ thể thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

STT Chỉ tiêu Dân số(ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số 1.014.488 100

2 Dân số trong độ tuổi lao động 519.418 51,20

3 Dân số ngoài độ tuổi lao động 495.070 48,80

4 Dân số thành thị 233.200 22,99

5 Dân số nông thôn 781.288 77,01

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011) [23]

Tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. nhƣng dân tộc kinh chiếm đại đa số, mật độ dân số phân bố không đều đông đúc ở thành thị và thƣa dần ở nông thôn, vùng núi hẻo lánh. Dân số vừa là động lực vừa là thách thức cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc + Những thuận lợi + Những thuận lợi

- Vĩnh Phúc còn nhiều quỹ đất đai cho phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp tập trung phát triển đô thị trong tƣơng lai…

Khai thác triệt để các nguồn nội lực của địa phƣơng làm tiền đề cho việc thu hút vốn từ bên ngoài; rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong việc giải phóng mặt bằng, giới thiệu lao động và đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch, xây dựng, phát triển các cụm, khu công nghiệp... nhằm thu hút đầu tƣ; đơn giản hoá các thủ tục hành chính, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, giới thiệu rộng rãi các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; đẩy mạnh việc đổi mới các doanh nghiệp nhà nƣớc, chuyển đổi các hình thức sở hữu...

- Có nhiều tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, vùng tiểu khí hậu, nhiều di tích lịch sử và văn hoá cấp Nhà nƣớc và cấp Tỉnh, thuận lợi cho khai thác phát triển du lịch - dịch vụ.

- Cơ cấu sử dụng đất đang chuyển dịch theo hƣớng hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện của tỉnh và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ trọng nông nghiệp. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp.

- Quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu đô thị, các điểm dân cƣ nông thôn đƣợc quan tâm.

Vĩnh Phúc đã quan tâm phát triển công trình hạ tầng xã hội, các trung tâm công cộng, cơ sở trƣờng học, y tế, các công viên văn hoá thể thao, trụ sở cơ quan, trung tâm thƣơng mại …

Vĩnh Phúc đang hƣớng tới những mục tiêu chiến lƣợc trong phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Các mục tiêu có trọng điểm là: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,

cơ bản là công nghiệp và dịch vụ; áp dụng chuyển giao công nghệ hiện đại, gắn thu hút nguồn lực với đào tạo nguồn lực là bƣớc đột phá và là khâu then chốt nhằm đƣa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020, góp phần tích cực cùng cả nƣớc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

+ Những hạn chế

- Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là công nghiệp - dịch vụ, sự gia tăng dân số, việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của môi trƣờng sinh thái.

- Việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp… phải đƣợc quản lý chặt chẽ. Đây là yếu tố làm giảm đất nông nghiệp và là bài toán khó cần giải quyết cho lao động mất đất nông nghiệp.

- Một số tài nguyên chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá đầy đủ và quy hoạch khai thác đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Với nguồn tài nguyên nhƣ hiện nay không đáp ứng đủ để sản xuất quy mô lớn vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp để khảo sát, đánh giá hợp lí nguồn tài nguyên này trên cơ sở đó sẽ tiến hành khai thác và sản xuất với quy mô lớn đáp ứng đƣợc nhu cầu của tỉnh và vùng lân cận.

- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thƣờng. Nóng ẩm mƣa nhiều, ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh, sâu bọ phá hại mùa màng, ảnh hƣởng tới sản xuất, môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phuc có 24 khu công nghiệp đƣợc triển khai và xây dựng, nhƣng hiện nay mới có 14 khu công nghiệp đi vào hoạt động, do vậy gây lãng phí diện tích đất đã thu hồi cho các dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tiếp dân sử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc giai đoạn 2007-2011 (Trang 52)