Sinh khối vật rơi rụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

4.1.3.1. Sinh khối tươi vật rơi rụng

Vật rơi rụng là cành, lá, hoa quả, thân cây chết hàng năm rơi rụng xuống đất rừng, trong đó thành phần chủ yếu là cành và lá.Đây là lượng vật chất đã mất đi của cây rừng trong quá trình sinh trưởng phát triển.Vì vậy sinh khối nằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 36 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

trong vật rơi rụng dưới tán rừng cũng là một bộ phận cấu thành sinh khối toàn bộ lâm phần.

Qua tình toán sinh khối vật rơi rụng thu được kết quả và tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.8: Sinh khối tƣơi vật rơi rụng dƣới tán rừng tự nhiên IIIA ÔTC Cành rơi rụng Lá rơi rụng Tổng (tấn/ha) Tấn/ha % Tấn/ha % YĐ 1 3,4 40,5 5,0 59,5 8,4 YĐ 2 4,2 50,0 4,2 50,0 8,4 YĐ 3 4,8 58,5 3,4 41,5 8,2 TB 4,1 4,2 8,3 YT 1 4,0 55,6 3,2 44,4 7,2 YT 2 4,5 55,6 3,6 44,4 8,1 YT 3 4,8 54,5 4,0 45,5 8,8 TB 4,4 3,6 8,0

Bảng 4.8 cho thấy: Sinh khối vật rơi rụng tại mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu chiếm khá lớn. Tại khu rừng tự nhiên ở xã Yên Đổ, lượng sinh khối tươi vật rơi rụng trung bình là 8,3 tấn/ha, trong đó cành rơi rụng là 4,1 tấn/ha và lá rơi rụng là 4,2 tấn/ha. Tương tự tại khu rừng tự nhiên ở xã Yên Trạch, sinh khối tươi của cành rơi rụng là 4,4 tấn/ha, lá rơi rụng là 3,6 tấn/ha và đạt trung bình 8,0 tấn/ha.

Vật rơi rung chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như điều kiện lập địa, vi sinh vật đất, tác động ngoại cảnh…Khi đó qua nghiên cứu cho thấy sinh khối vật rơi rụng tập trung ở phần cành và lá rơi rụng xấp xỉ nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 4.1.3.2. Sinh khối khô vật rơi rụng

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô vật rơi rụng được tổng hợp trong bảng 4.9 dưới đây.

Bảng 4.9: Sinh khối khô vật rơi rụng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu ÔTC Cành rơi rụng Lá rơi rụng Tổng Tấn/ha % Tấn/ha % YĐ 1 2,6 44,0 3,3 56,0 5,8 YĐ 2 3,2 53,6 2,7 46,4 5,9 YĐ 3 3,6 62,0 2,2 38,0 5,8 TB 3,1 2,7 5,8 YT 1 3,0 59,1 2,1 40,9 5,1 YT 2 3,4 61,0 2,2 39,0 5,5 YT 3 3,6 58,1 2,6 41,9 6,2 TB 3,3 2,3 5,6

Qua bảng 4.9 cho thấy, tổng sinh khối khô vật rơi rụng dưới tán rừng tự nhiên IIIA tại khu vực nghiên cứu không có dao động lớn, đạt trung bình 5,8 tấn/ha ở các ô tiêu chuẩn thuộc xã Yên Đổ. Sinh khối khô vật rơi rụng tập trung chủ yếu trong cành rơi rụng khoảng 3,1 tấn/ha, trong lá rơi rụng ít hơn so với cành khoảng 0,4 tấn/ha. Đối với các ô nghiên cứu thuộc xã Yên Trạch, sinh khối khô vật rơi rụng đạt trung bình 5,6 tấn/ha, tập trung nhiều trong cành rơi rụng chiếm trên 50%.

4.1.3.3. Mối quan hệ giữa sinh khối khô vật rơi rụng và sinh khối tươi

Sinh khối khô và sinh khối tươi vật rơi rụng có mối quan hệ rất chặt với nhau. Qua kiểm tra sự tồn tại của các phương trình đều cho Sig.F và Sig.T nhỏ hơn 0,05 nên chấp nhận được, chứng tỏ các phương trình đều tồn tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Vì vậy có thể sử dụng các phương trình trong bảng 4.9 để tính toán sinh khối khô vật rơi rụng từ sinh khối tươi một cách nhanh chóng, đơn giản, ít tốn thời gian mà vẫn đảm bảo độ chính xác.

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sinh khối khô và sinh khối tƣơi vật rơi rụng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu

Phƣơng trình tƣơng quan R Sig.F Sig.Ta1

lnPvrrkyd=-1,246+0,848lnPvrrtyd 0,901 0,032 0,032 lnPvrrkyt=-3,066+1,487lnPvrrtyt 0,886 0,046 0,046

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)