Hàm lượng CO2 được hấp thụtrong sinh khối phần trên mặt đất tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 60)

cây cao

a. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây cao

Lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối tầng cây cao được tính toán dựa trên hàm lượng các bon tích lũy trong sinh khối của nó.Kết quả xác định trữ lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối tầng cây cao trình bày trong bảng 4.19.

Bảng 4.19: Trữ lƣợng CO2 đƣợc hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất của tầng cây cao

ÔTC

Trữ lƣợng CO2 hấp thụ trong tầng cây cao (kg/cây) lƣợng CO2 hấp

thụ (tấn/ha) 6-10 cm 10-14 cm 14-18 cm 18-22 cm >22 cm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 46 http://www.lrc.tnu.edu.vn/ YĐ 1 53,6 96,3 162,8 260,7 306,6 109,5 YĐ 2 51,6 83,9 131,2 249,4 304,4 99,9 YĐ 3 58,9 96,6 143,7 212,9 345,6 102,3 TB 54,7 92,3 145,9 241,0 318,9 103,9 YT 1 52,9 104,3 157,5 222,9 292,2 103,6 YT 2 43,8 90,9 154,9 248,7 360,0 106,1 YT 3 54,8 107,2 129,6 233,1 261,2 100,1 TB 50,5 100,8 147,3 234,9 304,5 103,3

Qua bảng 4.19 cho thấy: Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu đều tăng dần theo cấp đường kính và ở các ÔTC khác nhau trữ lượng các bon có sự biến động khác nhau. Tổng lượng CO2 được hấp thụ trung bình tại 2 xã nghiên cứu đạt xấp xỉ 103 tấn/ha.

Xét ở xã Yên Đổ, với 3 ÔTC nghiên cứu, các cây tiêu chuẩn trong mỗi ô có sự biến động khác nhau về hàm lượng CO2 được hấp thụ theo cấp đường kính. Cụ thể, ở cấp đường kính thấp nhất (cấp đường kính 6-10 cm) hàm lượng CO2 đạt thấp nhất trung bình 54,7 kg/cây, tiếp theo cấp đường kính 10-14 cm đạt 92,3 kg/cây, từ cấp đường kính 14-18 cm đạt khoảng 150 kg/cây, đạt 241 kg/cây là trữ lượng CO2 được hấp thụ trong cấp đường kính từ 18-22 cm và đạt cao nhất ở cấp đường kính lớn hơn 22cm khoảng 318,9 kg/cây. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu không có sự biến động lớn, và đạt trung bình 103,9 tấn/ha, cao nhất ở ô tiêu chuẩn số 1 (=109,5 tấn/ha), thấp nhất ở ô số 3 (= 99,9 tấn/ha).

Tương tự với xã Yên Trạch, hàm lượng CO2 được hấp thụ trong mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu cũng có sự biến động và tăng theo cấp đường kính thân cây. Ở cấp đường kính từ 6-10 cm đạt khoảng 50,5 kg/cây và tăng lên gấp đôi ở cấp đường kính 10-14 cm, tiếp theo cấp kính 14-22 cm là 147,3 kg/cây, từ cấp đường kính 14-22 cm là 234,9 kg/cây và đạt cao nhất 304,5 kg/cây ở cấp đường kính trên 22 cm. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối tầng cây cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu trong xã không có sự biến động lớn, đạt trung bình khoảng 103,3 tấn/ha.

b. Mối quan hệ giữa hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây cao với sinh khối khô của tầng

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.20 dưới đây.

Bảng 4.20: Mối quan hệ giữa hàm lƣợng CO2 đƣợc hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây cao với sinh khối khô của tầng

Phƣơng trình hồi qui R Sig.F Sig.Ta1

lnPco2yd=1,98+1,833lnPkyd 0,999 0,000 0,000 lnPco2yt=1,62+1,858lnPkyt 0,997 0,000 0,000

Từ kết quả ở bảng 4.20 cho thấy, giữa hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây cao và sinh khối khô của chúng có mối quan hệ rất chặt với hệ số sai tiêu chuẩn Sig.T và Sig.F đều nhỏ hơn 0,05. Chứng tỏ các phương trình hồi qui trên là tồn tại, đáng tin cậy.Vì vậy, có thể sử dụng phương trình hồi qui trong bảng 4.20 để tính toán hàm lượng CO2 trong sinh khối tầng cây cao từ sinh khối khô của chúng.

4.2.2. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tươi cây bụi thảm tươi

a. Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tươi

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.21 sau

Bảng 4.21: Trữ lƣợng CO2 đƣợc hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất của tầng cây bụi thảm tƣơi

ÔTC Thân+cành cây bụi

(Tấn/ha) Lá cây bụi (Tấn/ha) Thảm tƣơi (Tấn/ha) Tổng YĐ 1 1,9 1,2 0,8 3,9 YĐ 2 3,7 1,3 0,7 5,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www.lrc.tnu.edu.vn/ YĐ 3 3,8 1,0 0,6 5,4 TB 3,2 1,2 0,7 5,0 YT 1 2,2 1,2 1,1 4,5 YT 2 2,6 1,6 0,7 4,9 YT 3 3,6 1,8 0,6 6,0 TB 2,8 1,5 0,8 5,2

Từ bảng 4.21 trên cho thấy: Hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất của tầng cây bụi thảm tươi có sự biến động giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu và theo đối tượng nghiên cứu (cây bụi, thảm tươi).

Với các ô nghiên cứu đặt tại xã Yên Đổ, lượng CO2 được hấp thụ trong tầng cây bụi thảm tươi có sự khác nhau theo đối tượng nghiên cứu, trung bình đạt 5 tấn/ha. Trong đó tập trung chủ yếu trong thân + cành cây bụi khoảng 3,2 tấn/ha, tiếp đến trong lá cây bụi là 1,2 tấn/ha và ít trong thảm tươi chỉ đạt 0,7 tấn/ha. Giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu đặt tại địa bàn cũng có sự khác nhau rõ rệt về tổng lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối của tầng, cụ thể ở ô tiêu chuẩn số 1 đạt thấp nhất là 3,9 tấn/ha, tiếp đến là ô số 3 với 5,4 tấn/ha, và tổng lượng CO2 đạt cao nhất ở ô số 2 là 5,7 tấn/ha.

Xét với khu rừng thuộc xã Yên Trạch, lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối của tầng cây bụi thảm tươi cũng đạt trung bình 5,2 tấn/ha. Trong đó tập trung chủ yếu trong thân + cành cây bụi (=2,8 tấn/ha), tiếp đến là trong lá cây bụi (=1,5 tấn/ha), ít nhất trong thảm tươi (=0,8 tấn/ha). Tổng hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất của tầng cây bụi thảm tươi có sự biến động lớn giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu, đạt cao nhất ở ô số 3 (=6,0 tấn/ha), ô số 1 và số 2 lần lượt là 4,5 tấn/ha, 4,9 tấn/ha.

b. Mối quan hệ giữa hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối tầng cây bụi thảm tươi với sinh khối khô của tầng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 4.22: Mối quan hệ giữa hàm lƣợng CO2 đƣợc hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tƣơi với sinh khối khô của tầng

Phƣơng trình hồi qui R Sig.F Sig.Ta1

lnPco2cbyd=-0,038+1,907lnPkcbyd 0,992 0,01 0,01 lnPco2cbyt=0,078+1,779lnPkcbyt 0,993 0,001 0,001

Từ kết quả ở bảng 4.22 cho thấy, giữa hàm lượng CO2 được hấp thụ trong sinh khối phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tươi và sinh khối khô của chúng có mối quan hệ rất chặt với hệ số sai tiêu chuẩn Sig.T và Sig.F đều nhỏ hơn 0,05. Chứng tỏ các phương trình hồi qui trên là tồn tại, đáng tin cậy.Vì vậy, có thể sử dụng phương trình hồi qui trong bảng 4.22 để tính toán hàm lượng CO2 trong sinh khối tầng cây bụi thảm tươi từ sinh khối khô của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 60)