Sinh khối tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

4.1.1.1. Sinh khối tươi tầng cây cao theo cấp đường kính

a. Sinh khối tươi theo cấp đường kính

Sinh khối là chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, mức độ phù hợp với điều kiện lập địa cũng như đặc tính sinh trưởng của từng loài cây. Sinh khối tươi tầng cây cao bao gồm sinh khối tươi phần trên mặt đất (thân, cành, lá, hoa, quả) và sinh khối phần dưới mặt đất (rễ). Kết quả tính toán sinh khối tươi tầng cây cao các lâm phần được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất tầng cây cao theo cấp đƣờng kính thân

ÔTC

Sinh khối tƣơi theo cấp đƣờng kính (kg/cây) P tƣơi

(tấn/ha) 6-10 cm 10-14 cm 14-18 cm 18-22 cm >22 cm YĐ 1 50,4 90,6 161,5 245,2 315,5 105,7 YĐ 2 48,5 78,9 130,1 234,5 313,3 96,3 YĐ 3 55,4 90,8 142,5 200,2 355,7 98,9 TB 51,4 86,8 144,7 226,6 328,2 100,3 YT 1 52,5 98,1 156,2 233,8 300,7 104,2 YT 2 43,4 85,5 153,6 260,9 370,5 107,2 YT 3 54,3 100,8 128,5 244,5 268,8 100,7 TB 50,1 94,8 146,1 246,4 313,3 104,0

Qua bảng 4.1 cho thấy: Sinh khối tươi của các cây tiêu chuẩn tại các ÔTC nghiên cứu đều tăng dần theo cấp đường kính và ở các ÔTC khác nhau sinh khối tươi có sự biến động khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Xét ở xã Yên Đổ, với 3 ÔTC nghiên cứu, các cây tiêu chuẩn trong mỗi ô có sự biến động khác nhau về khối lượng tươi theo cấp đường kính và trong mỗi cấp đường kính sinh khối này cũng khác nhau. Cụ thể, ở cấp đường kính thấp nhất (cấp đường kính 6-10 cm) sinh khối tươi đạt thấp nhất trung bình 51,4kg/cây, tiếp theo cấp đường kính 10-14 đạt 86,8 kg/cây, từ cấp đường kính 14 cm trở lên, sinh khối đạt trên 100 kg/cây và đạt cao nhất ở cấp đường kính lớn hơn 22cm khoảng 328,2 kg/cây. Sinh khối tươi trên mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu không có sự biến động lớn, và đạt trung bình 100,3 tấn/ha, cao nhất ở ô tiêu chuẩn số 1.

Tương tự với xã Yên Trạch, sinh khối tươi trong mỗi ô tiêu chuẩn cũng có sự biến động và tăng theo cấp đường kính thân cây. Ở cấp đường kính từ 6- 10 cm đạt khoảng 50 kg/cây và tăng lên khoảng 15 kg/cây ở cấp đường kính 10-14 cm, tiếp theo cấp kính 14-22 cm đạt xấp xỉ 150 kg/cây, từ cấp đường kính 14-22 cm sinh khối tươi đạt 246,4 kg/cây và đạt cao nhất 313,3 kg/cây ở cấp đường kính trên 22 cm. Sinh khối tươi giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu trong xã không có sự biến động lớn, đạt trung bình khoảng 104 tấn/ha.

b. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi tầng cây cao với nhân tố điều tra lâm phần Trong thực tiễn, không phải lúc nào cũng có thể chặt hạ các cây để các định sinh khối của chúng.Hơn nữa, việc làm này lại vô cùng tốn kém kinh phí và mất nhiều thời gian, nhất là tiến hành trên diện rộng trong các điều kiện lập địa khác nhau.Vì vậy việc xác định mối quan hệ cuả sinh khối tươi tầng cây cao với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định và là một việc làm rất cần thiết.

Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa tổng sinh khối tƣơi tầng cây cao với đƣờng kính thân (D1.3)

Phƣơng trình hồi qui R Sig.F Sig.Ta1

lnPtyd=-68,0+14,8lnD1.3 0,983 0,003 0,003 lnPtyt=-71,2+15,8lnD1.3 0,985 0,002 0,002

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Qua bảng 4.2 cho biết tổng sinh khối tươi tầng cây cao có ở mỗi ô tiêu chuẩn thuộc xã Yên Đổ và Yên Trạch có mối quan hệ rất chặt với đường kính thân (D1.3) (R = 0,983-0,985). Kết quả kiểm tra sự tồn tại của phương trình và hệ số hồi quy cho thấy xác suất của tiêu chuẩn F (Sig.F) và xác suất của tiêu chuẩn t (Sig.T) đều dưới 0,05. Các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi tầng cây cao với đường kính thân có dạng phương trình đơn giản, dễ sử dụng như trên.

4.1.1.2. Sinh khối khô tầng cây cao theo cấp đường kính

a. Sinh khối khô tầng cây cao theo cấp đường kính

Sinh khối khô của tầng cây cao là trọng lượng khô kiệt sau khi được sấy trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 80-105oC cho đến khi mẫu vật có trọng lượng không đổi. Sinh khối khô phần trên mặt đất của tầng cây cao bao gồm sinh khối thân, cành, lá, hoa và sinh khối quả.

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3: Sinh khối khô phần trên mặt đất tầng cây cao theo cấp đƣờng kính

ÔTC

Sinh khối khối khô tầng cây cao theo cấp đƣờng kính thân (kg/cây) P khô (tấn/ha) 6-10 cm 10-14 cm 14-18 cm 18-22 cm >22 cm YĐ 1 29,2 52,5 88,8 142,2 167,2 59,7 YĐ 2 28,1 45,8 71,6 136,0 166,0 54,5 YĐ 3 32,1 52,7 78,4 116,1 188,5 55,8 TB 29,8 50,3 79,6 131,4 173,9 56,7 YT 1 28,875 56,898 85,91 121,576 159,371 56,5 YT 2 23,87 49,59 84,48 135,668 196,365 57,9 YT 3 29,865 58,464 70,675 127,14 142,464 54,6 TB 27,5 55,0 80,4 128,1 166,1 56,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tương tự như sinh khối tươi, sinh khối khô của các cây tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu cũng tăng dần theo cấp đường kính thân. Trong cùng một cấp đường kính cũng có sự biến động về sinh khối khô giữa các cây tiêu chuẩn, đặc biệt ở những cấp đường kính cao. Cụ thể ở xã Yên Đổ, với cấp đường kính 6-10 cm, sinh khối khô đạt trung bình là 29,8 kg/cây, cấp đường kính 10-14 cm là 50,3 kg/cây, cấp đường kính 14-18 cm xấp xỉ 80 kg/cây, từ cấp đường kính 18 cm trở lên, sinh khối khô đạt trên 100 kg/cây, và đạt cao nhất là 173,9 kg/cây ở cấp đường kính lớn hơn 22 cm. Tính trong 1ha, sinh khối khô đạt trung bình 56,7 tấn. Xét với xã Yên Trạch, sinh khối khô lần lượt là 27,5 kg/cây; 55,0 kg/cây; 80,4 kg/cây; 128,1 kg/cây; 166,1 kg/cây tương ứng với các cấp đường kính 6-10; 10-14; 14-18; 18-22 và >22 cm. Và sinh khối này trong một ha trung bình là 56,3 tấn.

b. Mối quan hệ giữa sinh khối khô tầng cây cao với sinh khối tươi Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tƣơi của tầng cây cao

Phƣơng trình hồi qui R Sig.F Sig.Ta1

lnPkyd=4,3+0,53lnPtyd 0,997 0,000 0,000 lnPkyt=-2,53+0,58lnPtyt 0,999 0,000 0,000 Qua bảng 4.4 cho biết tổng sinh khối khô tầng cây cao ở mỗi ô tiêu chuẩn thuộc xã Yên Đổ và Yên Trạch có mối quan hệ rất chặt với sinh khối tươi (R =0,997-0,999). Kết quả kiểm tra sự tồn tại của phương trình và hệ số hồi quy cho thấy xác suất của tiêu chuẩn F (Sig.F) và xác suất của tiêu chuẩn t (Sig.T) đều dưới 0,05. Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô tầng cây cao với sinh khối tươi có dạng phương trình đơn giản, dễ sử dụng như trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)