Sinh khối tầng cây bụi thảm tươi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 46)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Cây bụi, thảm tươi là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ sinh thái rừng tự nhiên.Thông qua quá trình đồng hóa CO2, lớp cây bụi thảm tươi cũng tích lũy một lượng sinh khối không nhỏ song song với quá trình tích lũy sinh khối của tầng cây gỗ.Vậy sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của sinh khối rừng tự nhiên. Sinh khối tầng cây bụi thảm tươi được chia thành sinh khối thân+cành, lá và sinh khối thảm tươi.

Kết quả tính toán sinh khối tươi phần trên mặt đát tầng cây bụi thảm tươi của các ô tiêu chuẩn nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.5: Sinh khối tƣơi phần trên mặt đất tầng cây bụi, thảm tƣơi

ÔTC Thân+cành cây bụi Lá cây bụi Thảm tƣơi

Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

YĐ 1 1,8 43,9 1,2 29,3 1,1 26,8 4,1 YĐ 2 3,5 61,4 1,3 22,8 0,9 15,8 5,7 YĐ 3 3,6 66,7 1,0 18,5 0,8 14,8 5,4 TB 3,0 1,1 0,9 5,0 YT 1 2,1 43,8 1,2 25,0 1,5 31,3 4,8 YT 2 2,4 48,0 1,6 32,0 1,0 20,0 5,0 YT 3 3,4 56,7 1,8 30,0 0,8 13,3 6,0 TB 2,6 1,2 1,1 5,3

Qua bảng 4.5 cho biết: Sinh khối tươi phần trên mặt đất của tầng cây bụi ở mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu có sự biến động khác nhau.

Xét với 3 ô tiêu chuẩn đặt tại xã Yên Đổ: Sinh khối tươi phần trên mặt đất tầng cây bụi, thảm tươi tập trung chủ yếu trong phần thân và cành của lớp cây bụi, một phần ở lá và ít trong thảm tươi. Cụ thể, trong thân và cành có sinh khối tươi trung bình là 3,0 tấn/ha, lá của cây bụi là 1,1 tấn/ha và 0,9 tấn/ha là sinh khối tươi của lớp thảm tươi. Tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất ở các ô tiêu chuẩn nghiên cứu đạt trung bình 5,0 tấn/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Sinh khối tươi phần trên mặt đất của tầng cây bụi ở các ô tiêu chuẩn đặt tại xã Yên Trạch cũng có biến động giữa các ô. Kết quả cho thấy sinh khối tươi cũng tập trung chủ yếu trong tầng cây bụi ở thân và cành và ít trong lớp thảm tươi. Tương ứng tỷ lệ sinh khối tươi phần trên mặt đất của thân và cành chiếm trên 40% trong khi đó ở thảm tươi chỉ đạt dưới 30%, có ô chỉ đạt xấp xỉ 13%. Tại 3 ô tiêu chuẩn đặt ở xã Yên Trạch, qua nghiên cứu cho thấy, sinh khối tươi của thân + cành cây bụi đạt trung bình khoảng 2,6 tấn/ ha. Trong khi đó, ở lá cây bụi và thảm tươi đạt xấp xỉ nhau 1,1-1,2 tấn/ha.

4.1.2.2. Sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi

Do đặc điểm cấu tạo của cây bụi, thảm tươi chứa nhiều nước nên sinh khối khô của chúng giảm đi đáng kể so với sinh khối tươi.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6: Sinh khối khô phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tƣơi ÔTC

Thân+cành cây bụi Lá cây bụi Thảm tƣơi

Tổng

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

YĐ 1 1,1 50,4 0,7 29,8 0,4 19,9 2,2 YĐ 2 2,0 65,4 0,7 23,0 0,4 11,6 3,1 YĐ 3 2,1 70,6 0,6 18,6 0,3 10,8 3,0 TB 1,7 0,6 0,4 2,8 YT 1 1,3 51,2 0,7 25,6 0,6 23,2 2,6 YT 2 1,4 52,1 0,9 32,9 0,4 15,0 2,7 YT 3 2,0 60,1 1,0 30,2 0,3 9,8 3,3 TB 1,6 0,8 0,4 2,8

Bảng 4.6 cho biết: Tương tự như sinh khối tươi phần trên mặt đất của tầng cây bụi, sinh khối khô cũng có sự biến động giữa các ô tiêu chuẩn và giữa các đối tượng nghiên cứu (cây bụi, thảm tươi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Sinh khối khô phần trên mặt đất của tầng cây bụi thảm tươi tập trung chủ yếu ở thân + cành cây bụi với tỷ lệ chiếm trên 50% , và ít trong lá cây bụi, thảm tươi. Cụ thể, ở cả hai xã Yên Đổ và Yên Trạch có sinh khối khô thân + cành cây bụi đạt trung bình xấp xỉ 1,6-1,7 tấn/ha, trong lá là 0,6-0,8 tấn/ha và đều đạt 0,4 tấn/ha đối với sinh khối khô của thảm tươi. Khi đó kết quả tổng sinh khối khô của cả hai địa bàn nghiên cứu trên đều đạt trung bình 2,8 tấn/ha.

4.1.2.3. Mối quan hệ giữa sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi với sinh khối tươi

Qua tính toán số liệu cho thấy sinh khối khô phần trên mặt đất tầng cây bụi thảm tươi có mối quan hệ rất chặt với sinh khối tươi. Qua kiểm tra sự tồn tại của các phương trình đều cho Sig.F và Sig.T nhỏ hơn 0,05 nên chấp nhận được, chứng tỏ các phương trình đều tồn tại.

Vì vậy có thể sử dụng các phương trình trong bảng 4.7 để tính toán sinh khối khô tầng cây bụi, thảm tươi từ sinh khối tươi một cách nhanh chóng, đơn giản, ít tốn thời gian mà vẫn đảm bảo độ chính xác.

Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa sinh khối khô và sinh khối tƣơi tầng cây bụi thảm tƣơi trong rừng tự nhiên IIIA

Phƣơng trình hồi qui R Sig.F Sig.Ta1

lnPcbkyd=-0,199+0,562lnPcbtyd 0,930 0,022 0,022 lnPcbkyt=-0,184+0,610lnPcbtyt 0,912 0,031 0,031

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 46)