Xu hướng cải cách đầu tư công:

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Na 3.1 Tài chính công

3.1.3.1Xu hướng cải cách đầu tư công:

*Cải cách hướng tới hạn chế tình trạng thất thóat vốn, cải thiện hiệu quả của đầu tư công:

Thứ nhất: Chú ý đến hiệu quả hơn là quy mô và mức độ bao phủ của đầu tư công

Cần nhận thức lại vai trò đầu tư công trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam. Sự đề cao thái quá vai trò chi đầu tư có thể dẫn đến cho ra đời nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả và nạn tham nhũng cao, trong khi các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để phục vụ cho tăng trưởng bền vững. Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam mạnh thời gian qua cũng như sự phát triển của khu vực tư nhân, đây là lúc thích hợp để Chính phủ điều chỉnh cơ cấu đầu tư công. Thay vì đầu tư theo bề rộng, dàn trải, Chính phủ nên tập trung vào hiệu quả thực chất, rút bớt nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ra khỏi những lĩnh vực không cần thiết. Vốn đầu tư từ ngân sách chỉ nên tập trung vào những mục tiêu, lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế nào, khu vực đầu tư nào có thể làm được ( hệ thống điện quốc gia, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng các cầu cảng sân bay... Những lĩnh vực còn lại, ngay như cơ sở hạ tầng cũng có thể giao cho các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước thực hiện.(hệ thống câu đường, các công trình công cộng..) Sự rút vốn ra khỏi những lĩnh vực không cần thiết sẽ giúp Chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề vĩ mô, giúp hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng, có năng lực thích nghi với kinh tế thế giới.

Ta muốn cắt giảm đầu tư công thì phải đánh giá lại hiệu quả của các dự án. Phải thống kê được các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhận bao nhiêu tiền đầu tư và thu lợi nhuận về được bao nhiêu, đã tạo bao nhiêu công ăn việc làm. Có thể thống kê là thấy ngay tổng số tiền đầu tư công rót cho các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước mang lại hiệu quả kém. Chính phủ muốn cắt giảm đầu tư công thì cắt giảm ở đâu? Những hạng mục công trình lớn Quốc hội đã

32

phê chuẩn thông qua nay Chính phủ muốn dừng hay cắt giảm thì phải được sự chấp thuận của Quốc hội. Cái thứ hai là ở khâu kỹ thuật. Định nghĩa cho được thế nào là kém hiệu quả. Nhiều công trình đã được thẩm định nhưng cũng còn nhiều công trình không được thẩm định. Đó là chưa nói tới việc đầu tư công của nước ta vẫn chưa tính đến yếu tố lạm phát ở khâu tổ chức các công trình mà mới chỉ tính đến yếu tố trượt giá.

Sau khi cắt giảm đầu tư công, Chính phủ sẽ làm gì với số tiền cắt giảm này? Nên chuyển số tiền đó sang hỗ trợ vốn cho khối tư doanh. Trước đây khối doanh nghiệp nhà nước đã được hưởng nhiều lợi thế nên “lấn lướt” khối tư doanh - chỉ chiếm 35%/tổng đầu tư toàn xã hội. Cho nên nay chính phủ chuyển sang hỗ trợ cho khối doanh nghiệp tư doanh năng động sẽ giúp khối này tái cơ cấu. Việc làm này sẽ giúp chính phủ đạt được hai mục tiêu là vừa giải quyết lạm phát mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai: Cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá (Monitoring & Evaluation ) nhằm tạo ra các công cụ kiểm soát từ phía xã hội và công chúng đối với các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ công của Chính phủ. Đồng thời, cần thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập để đánh giá toàn diện các dự án công. Thực hiện tốt điều này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng tham những tại các dự án đầu tư XDCB của nhà nước trong các khâu đấu thầu, chỉ đình thầu…

Thứ ba, cần hướng đến minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư công, gắn kết trách

nhiệm người quản lý và người sử dụng vốn đầu tư. Tất cả dự án đầu tư lớn phải có phân tích chi phí lợi ích và phải được công bố công khai. Công khai các dự án công cần tập trung vào các tiêu chí: kết quả mong đợi của dự án; xác định chi tiết và đo lường chi phí của dự án; đầu ra của dự án; các nguồn lực tài trợ cho dự án.

Thứ tư: việc phân bổ vốn đầu tư của ngân sách cần kết hợp chặt chẽ giữa chính

sách chi đầu tư mới và chính sách chi bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. Có thể xem

đây là giải pháp để giới hạn nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư, tránh tình trạng công trình vừa hoàn thành đưa vào sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp cần phải tu bổ sửa chửa. Đầu tư phải gắn với bảo dưỡng thì mới khai thác hết năng suất của công trình đầu tư trong dài hạn. Để kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư công, trong quản lý tài chính công cần tiến tới áp dụng khuôn khổ quản lý chi tiêu trung hạn. Mô hình này một mặt thiết lập kỷ luật tài khóa tổng thể, mặt khác đề xuất sắp xếp thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách trong từng lĩnh vực; phân tích và đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công trong thời gian trung hạn (3 – 5 năm).

*Cải cách tài chính công phải phù hợp với yêu cầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế: Giảm thiểu tíến tới xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp: Mặc dù đã hơn 20 năm đổi mới, nhưng cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn chưa hoàn toàn bị xóa bỏ. Nhiều hoạt động của nền kinh tế rất có thể "nhân danh" vì lợi ích chung, vì thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước mà tài chính công bị lợi dụng và lạm dụng. Vì thế, để đổi mới tài chính công có hiệu

33

quả, cần nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường.

Cải cách tài chính công phải phù hợp với yêu cầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, mà trước hết là cải cách tài chính công theo các cam kết WTO của Việt Nam. Việt Nam phải tuân thủ những luật chơi chung đã cam kết với các tổ chức khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải có những cải cách về mặt hành chính, trong đó có cải cách tài chính công sao cho phù hợp với những quy định và cam kết quốc tế, bảo đảm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa sống còn.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 31 - 33)