Vay nợ của chính phủ

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Na 3.1 Tài chính công

3.1.2 Vay nợ của chính phủ

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đang xây dựng dở dang và đã kéo dài nên được hoàn thành tránh sự lãng phí không đáng có. Tránh tình trạng các công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng (như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc…) không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết. Đặc biệt cần có quy trình xử lý chất thải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Thứ hai, rất nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài có liên quan đều lo ngại về những luật lệ và quy định mới, do đó cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, tạo sự đồng bộ, nhất quán trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cấp giấy phép và triển khai dự án. Ngoài ra, công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng cho dự án cũng hết sức quan trọng, cần có các dự án tái định cư phù hợp cho các hộ dân cư. Cần cân nhắc kỹ các ngành nghề, sản phẩm đang thực sự cần thiết cho thị trường để đầu tư, cần đề ra các nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu tư dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian quy định và kiên quyết từ chối các khoản ODA vay xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp tránh tình trạng dự thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, chuyển hướng các khoản vay này vào các hạng mục hiệu quả hơn

Thứ ba, cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các ban quan lý dự án (PMU), hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tiêu cực; cần gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản

31

lý trong việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý. Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của bộ chủ quản, các bộ có chức năng quản lý và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án (PMU). Nâng cao trình độ, năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án ở các bộ ngành, địa phương đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý.

Thứ tư, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm tài sản mua sắm phục vụ hoạt động dự án. Chẳng hạn về tiêu chuẩn định mức mua sắm ô tô phục vụ cho các dự án có thể không dùng vốn vay nước ngoài như hiện nay và sử dụng luân chuyển cho nhiều dự án cho đến khi từng chiếc xe hết giá trị sử dụng.

Thứ năm, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn

nhân lực. Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì. Cần cải cách chương trình đào tạo cho tương xứng với trình độ nước ngoài. Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng và tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của cả nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 30 - 31)