Xu hướng cải cách cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 33)

III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Na 3.1 Tài chính công

3.1.3.1 Xu hướng cải cách cổ phần hóa.

 Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách cho các công ty Nhà nước, cụ thể ở đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động, để họ hiểu rõ mục đích, yêu cầu cấp thiết của việc tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII. Đồng thời sớm rà soát lại tiêu chí sắp xếp, phân loại DNNN đã quy định trong Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trước đây, theo hướng chỉ giữ lại công ty có 100% vốn Nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực mang tính chất cần thiết phải duy trì phục vụ công ích.

 Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Quốc hội ban hành một pháp lệnh về việc chuyển DNNN thành Cty CP, trong đó quy định cụ thể về mục tiêu CPH DNNN, các ngành, các lĩnh vực phải được CPH triệt để, quy định trình tự, thủ tục, thời gian... phải hoàn thành việc CPH ở từng ngành, từng lĩnh vực và các chế tài đối với những hành vi cố tình trì hoãn việc CPH. Theo nhận định của các chuyên gia pháp lý, việc ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao như vậy sẽ ngăn chặn được tình trạng tuỳ tiện thay đổi kế hoạch, kéo dài thời gian CPH nhằm những mục đích thiếu minh bạch.

 Minh bạch hóa thông tin trong quá trình cổ phần hóa. Giải pháp này sẽ đem đến thông tin đầy đủ và rõ ràng cho nhà đầu tư, từ đó sẽ giúp nhà đầu tư có đầy đủ thông tin để ra quyết định đầu tư vào các DN Nhà nước.

 Để giải quyết những bất cập về việc xác định giá trị Doanh nghiệp , nhiều ý kiến cho rằng nên thay Ban định giá bao gồm các chuyên gia từ nhiều bộ ngành như hiện nay bằng các đơn vị trung gian có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác định giá để đảm bảo chính xác và khách quan, sát với giá thị trường. quá trình này phải được thực hiện nhanh chóng thông qua đấu thầu công khai, mở rộng, minh bạch.

 Chỉ giữ cổ phần ở những lĩnh vực trọng yếu: Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau CPH, thời gian tới, Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối tại các loại doanh nghiệp như: doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp công ích quan trọng; công ty mẹ của một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động một trong những ngành, nghề liên quan đến an ninh quốc gia về kinh tế, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên và khoáng sản quan trọng…

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)