Các mốc Phát triển chính
- Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.
- Ngày 28-7-2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức hoạt động.
- Năm 2006 : Năm đột phá của TTCK Việt Nam, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại TTGDCK TP. Hồ Chí Minh ) tăng 144% năm 2006, tại TTGDCK Hà Nội (Hastc) tăng 152,4%, khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm.
- Năm 2007: thị trường chứng khoán bùng nổ, VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. TTGDCK TP.Hồ Chí Minh(HOSE) đổi tên thành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (SGDCK) đánh dấu bước phát triển mới. VNIndex
26
đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2%. Khối lượng giao dịch bùng nổ.
- Năm 2008 TTCK sự sụt giảm mạnh: 02 chỉ số chứng khoán tại HoSE và HaSTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HoSE, 49 phiên VNIndex mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. VNIndex giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%. Khối lượng giao dịch giảm mạnh. Lợi nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30%.
- Năm 2009:Hai tháng đầu năm 2009 Vnidex tiep tuc suy giảm tháng 1 giảm 22% so với đầu năm, tháng 2 giàm 18.75 % so với cuối tháng 1, tình hình kinh doanh các công ty tiế tục suy yếu. Thảng 3 VN-Index đã tăng lên 280,67 điểm, tăng 14%. Chỉ số HASTC tăng 17% lên 98,37. Ngày 24-6 , thị trường UPCoM - sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ chính thức đi vào hoạt động.Đồng thời đổi tên HASTC index thành HNX index.
Thành tựu phát triển
- Thị trường chứng khoán(TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, được coi như phong vũ biểu của nền kinh tế các nước, sự phát triển của thị trường chứng khoán của các nước đóng vai trò quan trọng trong việc là thước đo sự phát triển và sức mạnh kinh tế của các nước.
- TTCK Việt Nam sau gần 10 năm phát triển đã có những bức phát triển vượt bậc về quy mô và hoạt động, từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với quy mô chỉ 5 công ty niêm yết trên cả hai Trung tâm giao dịch chứng khoán và một vài trái phiếu chính phủ chỉ chiếm 0.28% GDP năm 2000. Đến tháng 11/2009, đã có 425 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội, trong đó tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM là 193 loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là 232. Tổng giá trị vốn hoá thi trường niêm yết tại hai sàn lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008,( so với 10- 15% GDP theo mục tiêu của chính phủ). Bên cạnh đó số lượng công ty chứng khoán và quy mô giao dịch không ngừng tăng lên theo bảng thống kê sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009* Cty Niêm yết 5 5 20 22 26 41 193 249 345 430 Vốn hóa %GDP 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 22.7 40 18.7 55 Cty chứng Khoán 3 8 9 11 13 14 55 74 102 105 Số Tài khoản 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316 95.000 260.000 366.000 730.000
Nguồn: TTGDCK Tp. HCM và TTGDCK Hà Nội
(* Tính đến 31/11/2009, %GDP trong 11 tháng 2009 tính trên GDP năm 2008)
- Số lượng cá quỹ đầu tư và lượng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam không ngừng gia tăng đến tháng 11/2009 đã có 46 công ty quản lý quỹ và 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký và hơn 13 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đang giao dịch tại thì trường chứng khoán Việt Nam.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từ quá trình sơ khai các giao dịch nhỏ lẻ dần đã có những giao dịch phức tạp hơn, Quá trình phát hành chứng khoán mới, công tác chia tách cổ tức ngày càng được tính toán và thực hiện
27
chuyên nghiệp..., Các chỉ số chứng khoán đã thể hiện các yếu tố kinh tế vĩ mô như GDP, CPI…các yếu tố xã hội như dân số, độ tuổi…các yếu tố chính trị…đã có những ảnh hưởng chính trực tíêp đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Hành lang pháp lý cho hoạt động chứng khoán ngày càng được hoàn thiện, luật chứng khoán ra đời cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn ngày càng thể hiện tính công bằng và hiệu lực ( Luật chứng khoán 2007 và các nghị định thông ưt hương dẫn) hoàn thiện dần hoạt động của các thành phần tham gia trên thị trường. Các công cụ quản lý nhà nước và biện pháp quản lý của UBCKNN ngày càng hoàn thiện và hiệu quả tránh những mặt trái của thị trường ( tiêu biểu là sự quản lý và tham gia vào thị trường từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9/2208 để tránh nguy cơ bóng bóng tài sản). Hệ thống thông tin truyền thông về thị trường chứng khoán ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. - Các Công ty niêm yết ngày càng lớn về quy mô chẳng hạn NHTMCP Ngoại Thương Việt
Nam (VCB) vốn hoá hơn 51ngàn tỷ đồng (gần 2,833 triệu USD ,TG 18000đ/USD), NHTMCP Công thương Việt Nam(CTG) hơn 27 ngàn tỷ đồng (1,500 triệu USD)…Ngoài ra các công ty niêm yết đã niêm yết ở các thi trường chứng khoán quốc tế như FPT, Vinamilk, Kinh Đô…đang niêm yết trên thị trường CK Singapore. Trình độ quản lý của các công ty niêm yết ngày càng được nâng cao, tính minh bạch trong các báo cáo và thông tin ngày càng được cải thiện. Các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới ở nhiểu lĩnh vực đang là đối tác chiến lược của các công ty niêm yết.
- Trên thị trường tham gia đầu tư của các tổ chức nước ngoài ngày càng nhiều đến nay đã có hơn 40 công ty quản lý quỹ và gần 400 quỹ đầu tư tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam, trong đó một số quỹ có vốn đầu tư nước ngoài và đã niêm yết tại thị trường nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân ngày càng chuyên nghiệp và có sự hiểu biết về thị trường, tính chuyên nghiệp ngày càng được thể hiện số tài khoản của các nhà đầu tư đã lên con số hơn 730 ngàn tài khoản.
Những mặt hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được khả quan quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều hạn chế:
- Số lượng công ty niêm yết đã gia tăng ấn tuợng nhưng xét về các ngành nghề vẫn còn hẹp, số lượng so với so lượng đang đang hoạt động trong thị trường còn nhỏ thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hiện là một phong vũ biểu thật sự của nền kinh tế. Số lượng tài khoản giao dịch gia tăng nhưng hơn 730 ngàn nhưng so với quy mô dân số còn quá nhỏ bé.
- Các công ty chứng khoán gia tăng nhanh về số lượng bên cạnh làm gia tăng các tiện ích và tính thanh khoản cho thị trường, các công ty này đã gia tăng dẫn đế tình trạng dư thừa, đa số các công ty này lại yếu kém về năng lực quản trị các tiện ích gia tăng không cao, các sản phẩm về chứng khoán tư vấn còn thiếu hụt báo cáo nghiên cứu không tốt…Xuất hiện nhiều tình trạng các công ty cạnh tranh thu hút khách hàng không lành mạnh.
- Công ty niêm yết bên cạnh một số công ty có quy mô lớn khả năng quản trị hoạt động rủi ro tốt đa phần các công ty còn lại quy mô nhỏ năng lực quản trị còn kém. Tình trạng minh bạch thông tin yếu đang tạo ra những tín hiệu không tính cực và tính công bằng giữa các nhà đầu tư.
- Qui mô thị trường đã tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy TTCK hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, vẫn thể hiện một sự không ổn định trong hoạt động giao dịch của thị trường mà nguyên nhân chính vẫn phụ thuộc vào tâm lý đầu tư ngắn hạn.
28
- Chính sách về phát triển thị trường vẫn còn chậm được thực thi và hiệu quả thi hành còn kém, các chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe. Minh bạch trong chính sách về thị trường chứng khoán chưa tốt tạo ra tâm lý hoang mang và gây hạn chế phát triển của thị trường. Các chính sách hành chính vẫn được sử dụng thường xuyên. Năng lực hoạt động và khả năng giám sát của cơ quan quản lý vẫn còn yếu. Hệ thống tuyên truyền phát triển nhanh chóng nhưng bên cạnh đó do sự thiếu hiểu biết và đưa tin không chính của cơ quan thông tin và tuyên truyền đã gây ra những ngộ nhận trong dân chúng và nhà đầu tư về rủi ro và hoạt động của thị trường.
- Các nhà đầu tư nước ngoài bên cạnh một số nhà đâu tư dài hạn đa phần là lướt sóng ngắn hạn các luồng vốn gián tiếp ra và vào thị truờng có thể đảo chiều nhan chóng đang đặt ra tính ổn định và tăng trửơng lâu dài cho thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã có những cải thiện nhất định về tiềm lực tài chính, sự hiểu biết thị trường nhưng do tính minh bạch thị truờng và tâm lý chưa ổn đinh vẫn thể hiện tâm lý bầy đàn, kinh doanh theo tin đồn gây thiệt hại cho mình và làm thị trường vận động không binh thường. Bên cạnh đó đang lưu ý là các nhà đầu tư lớn trong nứơc như các tập đòan kinh tế và tổ chức có mối quan hệ với các công ty quan chức nhà nước đã lợi dụng ưu thế cùa mình tạo ra lợi nhuận cho mình là méo mó hoạt động thị trường và làm mất tính công bằng giữa các nhà đâu tư trên thị trường .
- Hành lang pháp lý đang đựợc hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tạo ra những khe hở dễ bị lợi dụng để trục lợi.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt về hệ thống công nghệ thông tin của các Trung tâm GDCK, công ty chứng khoán cho thấy có bất cập trước sự phát triển quá nhanh của thị trường đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nâng cấp hệ thống theo hướng trước mắt và lâu dài. - Khả năng giám sát, cưỡng chế thực thi còn hạn chế một phần do công nghệ tin học, một
phần do cơ sở pháp lý và lực lượng cán bộ còn mỏng. Sự phối hợp giữa tài chính, chứng khoán, ngân hàng trong chính sách điều hành quản lý thị trường còn hạn chế