Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân 1 Ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Na 3.1 Tài chính công

3.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân 1 Ngân hàng

35

Việt Nam cần phải nhìn nhận rằng từ khi gia nhập WTO, cần phải điều chỉnh các công cụ tác động trên thị trường tiền tệ một cách linh hoạt hơn do hội nhập kinh tế đã tạo ra áp lực buộc phải thay đổi như:

Chính sách tỷ giá của mình phải chấp nhận để cho đồng tiền có tính chuyển đổi trong thương mại lẫn đầu tư. Tỷ giá linh hoạt có nghĩa là sẽ bất ổn hơn do sức ép từ bên ngoài. Trong tương lai, Việt Nam được đánh giá là một trong số nước có nền kinh tế đáng chú ý trong các nhà đầu tư . Vì vậy, các nước khác xem ta như một đối thủ cạnh tranh mà tìm cách hạn chế bất lợi cho nhà đầu tư làm giảm cơ hội cho VN. Việt Nam cần mở rộng bên độ tỷ giá USD/VNĐ hơn do quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cần có lộ trình thực hiện thả nổi tỷ giá, để cho các doanh nghiệp hiểu rỏ rủi ro và biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải áp dụng thống nhất đối với tấc cả các tổ chức và loại tài sản nợ. Mức xử phạt sẽ được áp dụng nghiêm ngặt hơn trên số thiếu hụt bình quân cả kỳ. Tỷ lệ dự trữ này cần được giảm thấp hơn, việc trả lãi vượt mức qui định có nên trả toàn phần hay một phần.

Việc tăng lãi suất cơ bản cũng phải cẩn trọng với việc lạm phát sẽ quay ngược trở lại. Tương tự với thuật ngữ’ “lãi suất thả nổi” thì “ tự do hoá lãi suất” sẽ phải dần dần dược áp dụng, nhà nước can thiệp nhưng sẽ sát với thị trường hơn.

Về thị trường mở là biện pháp hiệu quả để cân đối cung cầu tiền tệ và sẽ được áp dụng ngày càng nhiều với mức lãi suất hấp dẫn hơn.

Hiện nay, NHNN có nhiệm vụ điều hành thị trường tài chính tiền tệ, các định chế tài chính trung gian chịu sự tác động trực tiếp của chính sách này. Tuy nhiên để mục đích bình ổn nền kinh tế cũng như phát huy sức mạnh của chính sách, các định chế tài chính này phải trang bị cho mình đầy đủ những đặc điểm mạng tính cạnh tranh như: mở rộng mạnh lưới chi nhánh, nâng cao năng lực quản lý, năng lực tài chính, công nghệ quản lý, phát triển-chăm sóc thương hiệu và tạo mối liên kết giữa các ngân hàng với nhau.

Một phần của tài liệu CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM (Trang 34 - 35)