6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.3. Phát triển mô hình thu hồi rác thải điện tử theo các kênh phân phối
Rác thải điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy vậy đến nay công nghệ thu gom, xử lý cũng như hành lang pháp lý cho vấn đề này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Sau khi phân tích các mô hình thu gom rác thải điện tử (điện thoại) hiện có ở Việt Nam cùng với các đánh giá từ kết quả khảo sát thu được, có thể nhận thấy rằng mô hình và hoạt động thu hồi cần phải gắn với kỳ vọng của người dùng trên nhu cầu của họ. Dựa vào đó, việc xây dựng mô hình thu hồi trên nền tảng các kênh phân phối bán lẻ sản phẩm điện tử (điện thoại) có sẵn có thể được cân nhắc như một chiến lược phát triển.
Hình 3.11. Mô hình lý thuyết thu hồi rác thải điện tử (điện thoại)
Nhà sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các địa điểm bán lẻ. Tại đây, khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng để mua hoặc mua trực tuyến. Sau thời gian sử dụng, điện thoại và các thiết bị điện tử đều có tuổi thọ nhất định; và nếu quá cũ hoặc bị hỏng không dùng được nữa thì lúc này chúng sẽ trở thành rác thải điện tử.
Với mô hình thu hồi đang được xây dựng, rác thải điện tử sẽ được thu hồi qua một ứng dụng thu gom online. Khách hàng chỉ cần đăng ký thời gian, địa điểm nhận và địa điểm thu hồi, hệ thống sẽ tự động lên kế hoạch và sắp xếp bộ phận hỗ trợ thu gom tận nơi. Địa điểm thu hồi là các cửa hàng bán lẻ đồ điện tử và điện thoại sẵn có. Sau đó, rác sẽ được đưa về nơi tái chế theo đúng quy trình. Nhằm mục đích phát triển các lựa chọn chiến lược trong quá trình xây dựng mô hình, những yếu tố tác động bên ngoài và bên trong được phân tích theo ma trận TOWS (bảng 3.2):
57
Bảng 3.2: Phân tích mô hình bằng công cụ TOWS Điểm mạnh (S)
-Mạng lưới địa điểm thu hồi (các cửa hàng bán lẻ) rộng khắp.
-Thuận tiện và tiết kiệm thời gian. -Có nhiều chính sách hỗ trợ. Điểm yếu (W) -Nguồn lực tài chính còn hạn chế. -Nhận thức người dùng và hành động thực tế còn mâu thuẫn.
-Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.
Cơ hội (O)
Các dự án liên quan tới môi trường đang được chính quyền quan tâm.
Nền tảng công nghệ
Phân tích S-O
Tối ưu hóa các tính năng trong ứng dụng số.
Kết nối cộng đồng qua các kênh truyền thông.
Phân tích W-O
Nâng cao nhận thức cộng đồng với các chương trình thiết thực.
Mang lại lợi ích thực tiễn cho khách hàng qua các chương trình khuyến mãi.
Các mối đe dọa/thách thức (T)
Hệ thống pháp lý và chế tài liên quan rác thải điện tử chưa chặt chẽ và hiệu quả. Thuyết phục nhà sản xuất tham gia vào thực hiện trách nhiệm cộng đồng là một thách thức lớn.
Phân tích S-T
Tham gia các cuộc thi do chính phủ tổ chức để tăng bộ nhận diện mô hình và lan tỏa ý tưởng đến cộng đồng.
Phân tích W-T
Thay đổi thói quen của người dùng và nhà sản xuất dựa trên lợi ích các bên và hệ thống pháp lý hiện có.
Trong đó, ứng dụng số được cần được phát triển trên nền tảng nhu cầu của các bên liên quan. Tính năng của ứng dụng phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của khách hàng.
- Thao tác và quy trình thu gom trên ứng dụng đơn giản. - Có tính năng hỗ trợ vận chuyển đến các điểm thu gom - Tính tương tác cao trên các thiết bị di động.
58
Ở mô hình thu hồi này, nhà sản xuất, các địa điểm phân phối bán lẻ, người dùng cá nhân/ doanh nghiệp, ứng dụng thu gom (online app) và nhà máy tái chế là những thành phần mắt xích. Mỗi thành phần đều có tầm quan trọng riêng, trách nhiệm cũng như lợi ích tương ứng (bảng 3.3).
Bảng 3.3: Phân tích vai trò, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan
Trách nhiệm Lợi ích
Nhà sản xuất -Thực hiện trách nhiệm
thu hồi sản phẩm cuối vòng đời theo pháp lý. -Tham gia và hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động thu hồi rác thải điện tử.
-Hoàn thành trách nhiệm xã hội với chi phí thấp.
-Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng.
Nhà bán lẻ điện thoại và các thiết bị điện tử khác
-Tham gia mạng lưới thu hồi và trở thành điểm thu hồi rác thải điện tử.
-Gửi rác thải điện tử thu hồi được đến các nhà máy tái chế được cấp phép.
-Hoàn thành trách nhiệm xã hội với chi phí thấp.
-Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng. -Kết nối và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Ứng dụng số -Kết nối khách hàng cần
tái chế với các điểm thu gom.
-Tổ chức và thực hiện các chương trình nâng cao ý thức cộng đồng.
-Thiết lập được hệ thống dữ liệu big data.
Người dùng cá nhân/ doanh nghiệp
-Tham gia mạng lưới thu hồi để tái chế rác thải điện tử đúng quy trình.
-Nhận được hỗ trợ miễn phí cho hoạt động tái chế.
-Nhận được các chính sách lợi ích đi kèm như coupon, voucher mua hàng, chính sách tích lũy điểm thưởng hoặc các ưu đãi đặt biệt khi mua hàng.
59
Nhà máy tái chế -Giữ lại các bản ghi toàn bộ quá trình xử lý rác thải điện tử theo quy định. -Xử lý rác thải đúng quy trình
-Có nguồn cung đầu vào ổn định.
60
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận.
Mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) ở Việt Nam thông qua một ứng dụng thu hồi rác thải online rất thuận tiện cho người dân đăng ký và sử dụng. Ứng dụng công cụ số trong thu gom rác thải điện tử là một trong những cách thông minh giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong khi ở nhà mà vẫn được thu gom các thiết bị điện tử. Hiện nay, thiết bị điện tử như điện thoại rất phổ biến hầu như ai cũng có, cài đặt một ứng dụng online càng trở nên dễ dàng hơn vì vậy, mô hình thu gom này dễ tiếp cận với mọi khách hàng hơn. Chính quyền ngày càng quan tâm đến môi trường nhiều hơn, các nhà sản xuất và bán lẻ cũng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của mình để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng vì thế khi mô hình thu gom chất thải điện tử có ứng dụng online cần được sự quan tâm và phổ biến rộng rãi. Mô hình thu gom chất thải điện tử này là sự kết nối giữa các bên liên quan, giúp mọi bên liên quan đều có lợi về mặt kinh tế, môi trường, giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
4.2 Kiến nghị.
Vì thời gian và nhân lực còn hạn chế, nên để kết quả nghiên cứu hoàn thiện hơn thì tác giả cần tăng thêm số lượng phiếu khảo sát hoặc mở rộng thêm khu vực khảo sát, mang tính đại diện cao hơn. Tiếp tục nghiên cứu, xác định chính xác số lượng phát thải, hình thức quản lý, thu gom và xử lý trên địa bàn.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng rác thải điện thoại ngày càng tăng và việc xử lý chưa được quan tâm đúng mức của người dân và các cơ quan ban ngành cũng như nhà sản xuất và nhà cung cấp.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải điện tử nói chung và nâng cao hiệu suất trong thu gom và quản lý rác thải điện thoại nói riêng, từ đó tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng ô nhiễm môi trường, tác giả đã đề xuất một số giải pháp:
Mô hình mà tác giả đề xuất nên được áp dụng và thử nghiệm để ngày càng phát triển hoàn thiện về quy trình cũng như hình thức quản lý hoặc đề xuất một mô hình tốt hơn. Ứng dụng thu gom cần được lập trình với đầy đủ tính năng như: thông báo thời gian sử dụng, địa điểm nhận, địa điểm thu hồi, tính tương tác cao. Nhưng để đạt được điều đó cần có sự kêu gọi tham gia của nhà sản xuất, nhà bán lẻ, người dùng cá nhân, đơn vị thu gom, đơn vị xử lý và mỗi bên đều có trách nghiệm và lợi ích của mình.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Baldé, C.P., Wang, F., Kuehr, R., Huisman, J. (2015), The global e-waste monitor – 2014, United Nations University, IAS – SCYCLE, Bonn, Germany.
[2] Baldé, C.P., Forti V., Gray, V., Kuehr, R., Stegmann, P: The Global E-waste Monitor – 2017, United Nations University (UNU), International Telecommunication Union (ITU) & International Solid Waste Association (ISWA), Bonn/Geneva/Vienna.
[3] Forti V., Baldé C.P., Kuehr R., Bel G. The Global E-waste Monitor 2020: Quantities, flows and the circular economy potential. United Nations University (UNU)/United Nations Institute for Training and Research (UNITAR) – co-hosted SCYCLE Programme, International Telecommunication Union (ITU) & International Solid Waste Association (ISWA), Bonn/Geneva/Rotterdam.
[4] Basel Convention on the Control of the Trans-boundary Movement o Hazardous Waste and Their Disposal, http://www.basel.int, Retrived 2009-10-23.
[5] BIO Intelligence Service (2013), Equivalent conditions for waste electrical and electronic equipment (WEEE) recycling operations taking place outside the European [6] European Commission (2003a), EU Directive 2002/96/EC of the European Parliament and of the Council on Waste Electrical and Electronic Equipment (WEEE), Belgium. [7] Golev, A., Schmeda-Lopez, D. R., Smart, S. K., Corder, G. D., & McFarland, E. W. (2016). Where next on e-waste in Australia? Waste management, 58, 348-358.
[8] Hopson, E. and Pucket, J. (2016). Scam Recycling: e-Dumping on Asia by US Recyclers, Basel Action Network, USA.
[9] ILO (2012), The global impact of e-waste addressing the challenge.
[10] International Telecommunication Union, World Telecommunication (2018), ICT Development Report and database.
[11] Lewis, A. 2011. “Europe breaking electronic waste export ban”, BBC News Europe. Available: http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-10846395 [8 Dec. 2011].
[12] M. C. Vats, S. K. Singh. E-Waste Characteristic and Its Disposal. International Journal of Ecological Science and Environmental Engineering. Vol. 1, No. 2, 2014, pp. 49-61.
[13] Ni, H.-G.; Zeng, E.Y. 2009. “Law enforcement and global collaboration are the keys to
62
containing e-waste tsunami in China”, in Environmental Science & Technology, Vol. 43, No. 11, pp. 3991–3994.
[14] Satyabrata Sahu (2008), Mobile phone waste, E-waste Management, Tech Monitor. [15] Sepúlveda, A. et al. 2010. “A review of the environmental fate and effects of hazardous substances released from electrical and electronic equipments during recycling: Examples from China and India”, in Environmental Impact Assessment Review, Vol. 30, pp. 28–41.
[16] Statista (2020), https://www.statista.com/statistics/263437/global-smartphone-sales- to-end-users-since-2007/
[17] WorldLoop (2013), Illegal Flows, Retrieved June 9, 2016, from http://worldloop.org/e-waste/illegal-flows/
[18] United Nations Enviromental Programme - UNEP (2007). Inventory Assessment Manual and E-waste management manual.
[19] United Nations Enviromental Programme - UNEP (2009). Recycling from e- waste to resources, Oktoberdruck AG, Berlin.
63
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH
64
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM ĐTDĐ SAU SỬ DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
Xin chào Quý doanh nghiệp, chúng tôi đến từ ngành Công Nghệ Môi Trường thuộc Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Với mục đích bảo vệ môi trường trước tác động của chất thải điện tử, chúng tôi tiến hành khảo sát về thực trạng thải bỏ và thu hồi điện thoại di động hỏng sau sử dụng tại Việt Nam. Rất mong Quý doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chia sẻ ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Kết quả của khảo sát chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu học thuật và không sử dụng cho bất kỳ mục đích khác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý doanh nghiệp.
Vị trí công tác của người thực hiện khảo sát.
Cửa hàng thuộc sở hữu thương hiệu nào dưới đây. Thế Giới Di Động FPT Shop Viettel Store Hnam Mobile Di Động Việt Di Động Thông Minh Cellphones XT Mobile Mục khác:
Tại Việt Nam, các hãng sản xuất điện thoại nào sau đây đã có chính sách thu hồi điện thoại hỏng sau sử dụng? (Có thể chọn nhiều phương án)
Nokia Samsung Oppo Iphone Huawei Vsmart Vivo Xiaomi
65 Mobell BlackBerry Realme Masstel Coolpad Mục khác:
Hiện nay, cửa hàng có chương trình thu hồi điện thoại hỏng sau sử dụng từ khách hàng không?
Có Không
Mức độ ưu tiên của các mục tiêu mà cửa hàng hướng đến như thế nào khi thực hiện thu hồi điện thoại di động hỏng? (0-không là mục tiêu, 1-Thấp, 2-Trung bình, 3-Cao) 0 1 2 3 Khẳng định thương hiệu Thể hiện trách nhiệm xã hội Tiếp cận thêm khách hàng Tăng cường gắn kết với khách hàng
Định hướng thói quen tiêu dùng của khách hàng Mang đến lợi ích cho khách hàng
Hỗ trợ đối tác là nhà cung ứng
Nếu các hãng triển khai thu hồi điện thoại hỏng sau sử dụng thì theo anh/chị vai trò của cửa hàng tham gia sẽ như thế nào?
Cửa hàng sẽ trở thành là điểm thu gom
66 Cửa hàng không tham gia thu gom Mục khác:
Những hình thức khuyến mãi nào dành cho khách hàng sau đây thường được cửa hàng áp dụng? (Có thể chọn nhiều phương án)
Voucher giảm giá khi mua mới điện thoại
Voucher giảm giá khi mua mới phụ kiện và sản phẩm khác Quà tặng kèm khi mua hàng
Dịch vụ chăm sóc sản phẩm Kéo dài thời gian bảo hành Dịch vụ cung ứng từ bên thứ 3 Mục khác:
Kết quả kinh doanh của cửa hàng cho thấy, cách thức mua hàng nào được khách hàng lựa chọn nhiều nhất?
Trực tiếp đến mua tại các cửa hàng
Mua hàng trực tuyến trên website chính thức
Theo anh/chị, các yếu tố nào có thể cản trở khách hàng mang điện thoại hỏng đến điểm thu gom? (Có thể chọn nhiều phương án)
Không quan tâm đến bảo vệ môi trường Không biết các địa điểm thu gom
Sự rò rỉ thông tin cá nhân từ điện thoại cũ
Các quyền lợi dành cho khách hàng không đủ hấp dẫn Ngại đến các điểm thu gom
Thiếu công cụ kết nối khách hàng và điểm thu gom
Mục khác:
Theo anh/ chị cửa hàng có thể gặp khó khăn nào khi thu gom điện thoại hỏng sau sử dụng?
67
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM ĐTDĐ SAU SỬ DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Xin chào anh/chị, chúng tôi đến từ ngành Công Nghệ Môi Trường thuộc Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Với mục đích bảo vệ môi trường trước tác động của chất thải điện tử, chúng tôi tiến hành khảo sát về thực trạng thải bỏ và thu hồi điện thoại di động hỏng sau sử dụng tại Việt Nam. Rất mong anh/chị hỗ trợ tham gia chia sẻ ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Kết quả của khảo sát chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu học thuật và không sử dụng cho bất kỳ mục đích khác.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi khảo sát.
Vui lòng lựa chọn nhóm tuổi của anh/chị *
Dưới 18 tuổi 18-25 tuổi 25-35 tuổi trên 35 tuổi Giới tính * Nam Nữ Nghề nghiệp Học sinh Sinh viên Nhân viên Giáo viên Cán bộ viên chức Hưu trí Kinh doanh Công việc tự do
68
Câu 1: Hiện nay, anh/chị đang sử dụng loại điện thoại nào dưới đây? (có thể lựa chọn nhiều phương án) *
A. Cơ bản B. Thông minh
Mục khác:
Câu 2: Anh/chị có thói quen sử dụng nhiều điện thoại cùng một lúc hay không? * A. Có
B. Không
Câu 3: Anh/chị đã sử dụng điện thoại cũ trong bao lâu trước khi chuyển sang sử dụng điện thoại hiện nay? *
A. Dưới 1 năm B. 1 năm C. 2 năm D. 3 năm E. Trên 5 năm
Câu 4: Nếu điện thoại hỏng không dùng được anh/chị sẽ làm gì? * A. Vứt vào rác sinh hoạt
B. Bán cho cơ sở thu mua điện thoại C. Để đó cho con nít chơi
D. Cất giữ
Mục khác:
Câu 5: Theo anh/chị điện thoại cũ lâu ngày chưa được thu gom có thể ảnh hưởng gì đến sức khỏe và môi trường? (có thể lựa chọn nhiều phương án) *
A. Phát thải hóa chất và kim loại nặng độc hại (chì, thủy ngân, arsen …) ảnh hưởng đến sức khỏe con người
B. Ô nhiễm chất thải nhựa
C. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên (vàng, đất hiếm …) D. Gây tác động đến mỹ quan đô thị
69
Câu 6: Theo anh/chị lợi ích của việc tái chế rác thải điện thoại là gì? (có thể lựa chọn nhiều phương án) *
A. Đem lại lợi ích về kinh tế B. Giảm phát thải
C. Tiết kiệm năng lượng
D. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
Mục khác:
Câu 7: Anh/chị có thể chia sẻ tên một số chương trình thu gom điện thoại hỏng sau sử