6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Dự đoán số lượng rác thải điện thoại trong giai đoạn 5 năm tiếp theo
Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới giai đoạn từ 1991 đến 2018, số lượng điện thoại đăng ký sử dụng ở Việt Nam có xu hướng tăng, đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn 2008-2010 với số lượng hàng năm đều trên 120 điện thoại/ 100 người. Tương ứng với lượng điện thoại đăng ký sử dụng là lượng rác thải điện thoại hàng năm khi sản phầm nằm ở cuối chu kỳ vòng đời sử dụng. Việc dự đoán số lượng rác thải điện thoại trong những năm tiếp theo là tiền đề quan trọng trong việc ước tính lượng rác thải đầu vào tái chế để qua đó có thể đề xuất chính sách và mô hình thu gom hợp lý. Để tiếp tục dự đoán lượng rác thải điện thoại, đầu tiên chúng ta dự đoán số lượng điện thoại hàng năm trên thị trường (số lượng điện thoại tính trên 100 người) trong 5 năm tiếp theo, sử dụng phương pháp dự đoán trendingline (dự đoán theo đường xu hướng) dựa trên dữ liệu thu được từ Ngân hàng thế giới.
Hình 3.1: Số điện thoại di động đăng ký sử dụng ở Việt Nam (cái/100 người) Nguồn: https://data.worldbank.org/
Biểu đồ trên thể hiện phương trình y=4.5283x là phương trình hàm số của xu hướng Trendline. Trị số R^2 = 0.67 cho thấy sự khác biệt về số lượng điện thoại và năm, nó còn cho thấy có mối liên hệ giữa hai biến số lượng điện thoại và năm. Đường thẳng biểu đồ cho thấy có xu hướng tăng qua các năm. Dựa trên kết quả này có thể dự đoán sau 5 năm nữa tính từ năm 2018 thì số điện thoại dự đoán sẽ là 4.5283* 33= 149.4339, có nghĩa là cứ 100 người thì sở hữu 149 điện thoại. Nếu sử dụng con số này trên trung bình dân số Việt Nam thì ước tính số lượng điện thoại mỗi năm trên thị trường là gần 15.000 chiếc. Cùng
47
với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân được nâng cao và vòng đời các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn, điều này có nghĩa là tương ứng với đó sẽ có một số lượng lớn điện thoại hỏng biến thành rác thải điện tử được thải ra môi trường mỗi năm.