6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2.3. Mô hình thu gom rác thải điện tử truyền thống
Ở Việt Nam, rác thải điện tử hầu hết được thu gom qua các nguồn thu gom không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về các làng nghề để tái chế. Việc tái chế chất thải hiện mới chỉ dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại tách nhựa, đồng, nhôm... và hầu như chỉ được thực hiện ở các cơ sở thu mua phế liệu. Đây chỉ là công đoạn sơ chế chứ chưa thể gọi là tái chế chất thải điện tử.
Trong mô hình thu gom này, đầu tiên rác thải điện tử được tập kết về tại các cơ sở thu mua phế liệu. Tại đây sản phẩm sẽ được tân trang hoặc bán lại nếu còn có thể tái sử dụng
39
được. Những bộ phận hoặc linh kiện còn lại không thể tái sử dụng được sẽ bị vứt chung với các loại rác khác. Sau đó rác sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị đốt. Hoạt động tái chế không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường với mô hình thu gom này.
Hình 2.8: Mô hình thu gom rác thải điện tử (điện thoại) truyền thống ở Việt Nam. 2.2.3.1. Chương trình Việt Nam tái chế
Tại Việt Nam, Việt Nam tái chế là chương trình thu hồi & xử lý, tái chế rác thải điện tử miễn phí do các nhà sản xuất thiết bị điện tử khởi xướng. Hiện nay Việt Nam tái chế có 10 điểm thu gom thường xuyên tại Hà Nội và TP.HCM (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Danh sách các điểm thu gom
Tại TP.HCM:
1. UBND Phường 9, Quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3)
2. UBND Phường 15, Quận 4 (132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4)
3. UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q. Phú Nhuận) 4. UBND Phường 2, Quận Bình Thạnh (14 Phan Bội Châu, P.2, Q. Bình Thạnh)
5. Trung Tâm MM Mega Market An Phú (Khu B, KĐT mới An Phú-An Khánh, P. An Phú, Q.2)
Tại Hà Nội:
1. Nhà Văn hóa phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy (45 Nghĩa Tân, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy)
2. UBND phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm (02 Cổ Tân, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm)
3. UBND phường Quán Thánh, Quận Ba Đình (12-14 Phan Đình Phùng, P. Quán Thánh, Q. Ba Đình)
40
4. UBND phường Thành Công, Quận Ba Đình (09 Thành Công, P. Thành Công, Q. Ba Đình)
5. Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội. (17 Trung Yên 3, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.)
Ngoài ra, Việt Nam tái chế hiện đang tổ chức thu gom rác thải điện tử miễn phí tận nhà
cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo đó, ưu điểm của chương trình này là: Chương trình thu gom rác thải điện tử từ hộ gia đình và doanh nghiệp.
Các thiết bị sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải nguy hại bằng xe tải chuyên dụng.
Các thiết bị điện tử hỏng, hoặc sau khi sử dụng được phân loại theo từng danh mục sản phẩm và bóc tách hoàn toàn theo từng dòng vật liệu.
Rác thải điện tử được đưa đến nơi xử lý chuyên biệt và có cơ hội chuyển hóa thành tài nguyên sau tái chế.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm cố hữu của các chương trình môi trường. Đối với việc thu gom rác thải điện tử ở hộ gia đình, Việt Nam tái chế đã đáp ứng thói quen thu gom tận nhà của người dân, nhưng người dân, đặc biệt ở Hà Nội, vẫn muốn
41
được trả tiền khi giao lại các thiết bị cũ của họ. Thách thức lớn nhất mà chương trình đang phải đối mặt là người tiêu dùng còn khá ngại mang thiết bị điện tử đến chương trình vì cho rằng chương trình không mang cho họ lợi ích đáng kể nào. Ngoài ra, có những nhược điểm khác cần phải nhắc đến như là:
Các địa điểm thu gom hiện tại còn mỏng và nhận diện các điểm thu gom còn hạn chế.
Chương trình chưa có công cụ hỗ trợ để kết nối người dùng với các điểm thu gom. Nguồn vốn để hoạt động và duy trì chương trình đến từ kinh phí quỹ của nhà tài trợ.
Điều này khiến ngân sách phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tài trợ.