Theo dõi hồ sơ

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KỸ NĂNG POWERPOINT (Trang 40 - 41)

III. Tham dự tuyển dụng, phỏng vấn

3.1.2.Theo dõi hồ sơ

Việc theo dõi hồ sơ là một bước vô cùng quan trọng. Thường xuyên cập nhật xem công ty mà mình ứng tuyển có phản hồi chưa nhằm hồi đáp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau một thời gian nếu người ứng tuyển vẫn không nhận được phản hồi từ phía nhà tuyển dụng thì người ứng tuyển nên chủ động liên hệ thông qua trực tiếp hoặc điện thoại hoặc gmail.

16https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/bo-ho-so-xin-viec-gom-nhung-gi-562-27645-article.html tham khảo ngày 9/6/2021.

- Bố cục thư

+ Lời nhắc về hồ sơ xin việc: Người ứng tuyển nên nói về việc mình đã gửi thư ứng tuyển vào vị trí nào từ bao giờ. Sau đó, người ứng tuyển thể hiện mối quan tâm với vị trí đó.

Ví dụ: Vào tháng 3 tôi đã gửi một thư xin việc cho một vị trí chuyên viên ở bộ phận pháp chế. Sau một thời gian nộp hồ sơ xin việc tôi vẫn chưa nhận được phản hồi. Tôi gửi thư với mong muốn thể hiện rằng vẫn còn quan tâm với vị trí của phòng pháp chế của YKVN.

+ Thông tin liên lạc: Người ứng tuyển cung cấp số điện thoại và gmail cá nhân đồng thời hẹn một buổi phỏng vấn trong tương lai.

Ví dụ: Nếu bộ phận tuyển dụng cần thông tin gì thêm, xin gọi điện cho tôi theo số 0888755899 hoặc email cho tôi theo địa chỉ hungdo2412@gamil.com. Tôi mong muốn được phỏng vấn cho vị trí chuyên viên phòng pháp chế của công ty.”

Lưu ý: Khi liên hệ nên tránh việc thúc giục vì mình đang là người ứng tuyển mà thay vào đó có thể thể hiện sự quan tâm của bản thân dù đã đợi một thời gian và hãy liên lạc với đúng bộ phận tuyển dụng mà người ứng tuyển đã gửi hồ sơ.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KỸ NĂNG POWERPOINT (Trang 40 - 41)