Bố cục và cách trình bày CV

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KỸ NĂNG POWERPOINT (Trang 29 - 33)

II. Tạo hồ sơ ứng tuyển

2.1.3 Bố cục và cách trình bày CV

Phần mở đầu

Phần mở đầu bao gồm tiêu đề, một mục đích nghề nghiệp và một tóm tắt trình độ chuyên môn của bạn. Mục đích phần mở đầu là đạt tới việc các nhà tuyển dụng tương lai

đọc phần còn lại của lý lịch, thông tin ngắn gọn cho họ biết về mối quan tâm và khả năng chuyên môn của bạn, và tạo điều kiện cho họ liên lạc với bạn dễ dàng

- Phần tiêu đề: Là phần gồm những thông tin để liên hệ với bạn, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Tên của bạn nên được viết trên một dòng riêng với cỡ chữ to hơn và in đậm. Sẽ thuận tiện và chuyên nghiệp nếu như bạn có hộp thư điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng liên hệ, vì họ sẽ thường dùng số điện thoại bàn hoặc email để liên hệ với bạn.

Hình 2.1.3.1. Phần tiêu đề

- Mục đích nghề nghiệp: Nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến "Mục tiêu nghề nghiệp" trong phần mở đầu của lý lịch. Bởi mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải phù hợp với vị trí ứng tuyển. Mục tiêu của bạn có thể rõ ràng hay nói chung. Mục tiêu nên được viết ngắn gọn và theo cách trực tiếp. Nó nói với nhà tuyển dụng loại công việc hay vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Nên sử dụng từ cẩn thận khi viết phần mục tiêu. Ví dụ:

+ Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Được nhận thực tập ở bộ phận pháp chế của tập đoàn Vingroup

+ Mục tiêu nghề nghiệp thông thường: Một vị trí thử thách năng lực về bán hàng và marketing

Phần học tập/đào tạo

Nếu ứng viên là sinh viên sắp ra trường hoặc vừa mới tốt nghiệp với ít kinh nghiệm, phần học tập/ đào tạo với hoạt động liên quan sẽ là phần mạnh nhất của bản CV. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm này giúp ích cho công việc mà bạn đang tìm kiếm thì nên trình bày phần Kinh nghiệm ngay sau phần mở đầu.

Nếu bạn đã học sau đại học, hay học thêm một chuyên ngành thứ hai sau khi tốt nghiệp đại học thì không phải trình bày phần học tập ở bậc trung học trong CV. Tuy nhiên, nếu có những phần đào tạo ở bậc trung học đặc biệt liên quan đến nghề nghiệp thì bạn hãy liệt kê ra. Ví dụ: khi bạn muốn nhắm đến vị trí trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bạn nên

đưa ra thông tin kiểu như bản thân đã được nhận học bổng của chương trình trao đổi sinh viên và đã đi nước ngoài học một năm trong khi học trung học.

Hình 2.1.3.2. Phần học tập/đào tạo

2.1.3.3. Kinh nghiệm

Đối với những ứng viên đã từng làm việc thì phần kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong CV được các nhà tuyển dụng quan tâm. Việc đạt được lời mời phỏng vấn hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần kinh nghiệm làm việc chứ không phải bất kỳ phần nào khác trong CV. Những kinh nghiệm nào liên quan đến vị trí nghề nghiệp bạn đang tìm nên được làm nổi bật hơn trong CV.

Thành tích của bạn là điểm chính trong phần kinh nghiệm làm việc, bao gồm những gì học được từ kinh nghiệm làm việc, những thành tích, những cống hiến của bạn cho mỗi vị trí. Ở mỗi vị trí, bạn nên nêu thời gian làm việc, chức vụ, người sử dụng lao động và địa chỉ của họ. Ví dụ:

- Các hoạt động, kỹ năng đặc biệt, hoặc những danh hiệu, chức vụ khác

Phần bổ sung này nên đưa vào CV của bạn nếu điều đó chứng minh kiến thức của bạn. Bất kỳ phần bổ sung nào trong CV cũng được nhà tuyển dụng xem là ưu điểm của ứng viên.

Trong phần này nên tránh những thông tin không cần thiết hoặc những thông tin mà người tuyển dụng không chờ đợi dẫn đến việc làm yếu đi bản lý lịch của bạn. Ví dụ như: tôn giáo, tình trạng hôn nhân, dân tộc,... Bạn chỉ nên giới thiệu những thông tin làm mạnh hơn hồ sơ xin việc của bạn.

Ví dụ:

Hình 2.1.3.4. Các hoạt động, kỹ năng đặc biệt, hoặc những danh hiệu, chức vụ khác

- Người tham chiếu

Cẩn thận khi đưa ra danh sách những người tham chiếu trong CV của bạn. Bạn cần chắc chắn rằng đây là những người có thể cung cấp những thông tin thuận lợi về bạn khi nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm. Bạn có thể đưa vào giáo viên trung học, giảng viên đại học hay trong một số trường hợp là đồng nghiệp của bạn.

Đối với phần danh sách những người tham chiếu này, bạn có thể làm một danh sách riêng thay vì giới thiệu chung với các phần khác trong lý lịch. Trước khi chuẩn bị phần này, bạn cần có sự đồng ý của những người tham chiếu này để ghi tên họ vào lý lịch của bạn. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về những người này bao gồm email và điện thoại để người tuyển dụng liên hệ.

Ví dụ:

Hình 2.1.3.5. Người tham chiếu

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KỸ NĂNG POWERPOINT (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)