Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau trên in vivo

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của chế phẩm me06 trên thực nghiệm (Trang 30 - 34)

2.3.1.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm ME06

Tác dụng chống viêm cấp của ME06 được tiến hành theo phương pháp gây phù chân chuột bằng carrageenan. Chuột cống trắng, cả hai giống, khoẻ mạnh cân nặng 120-150g. Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô gồm lô chứng, lô đối chiếu (lô chứng dương) và các lô thử thuốc:

- Lô 1 (n=8): Uống NaCMC 0,1% với liều 0,1ml/10g cân nặng. - Lô 2 (n=8): Uống diclofenac với liều 10 mg/kg cân nặng.

- Lô 3 (n=7): Uống ME06 pha trong NaCMC 0,1% với liều 140 mg/kg cân nặng. - Lô 4 (n=7): Uống ME06 pha trong NaCMC 0,1% với liều 280 mg/kg cân nặng. Carrageenan 1% được chuẩn bị trước thử nghiệm, ngâm carrageenan trong dung dịch NaCl 0,9% trong 2 giờ để carrageenan trương nở hoàn toàn.

Chuột cống được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau đó được gây viêm bàn chân bằng cách tiêm 0,05ml carrageenan 1% dưới da lòng bàn chân chuột [6], [20]. Cho chuột uống thuốc trước 1 ngày và 30 phút trước khi gây viêm, thuốc đối chứng ở đây dùng diclofenac 10 mg/kg cân nặng [49]. Đo thể tích chân chuột ở các thời điểm ngay trước khi gây viêm (0 giờ), sau khi gây viêm 1 giờ, 3giờ, 5giờ, 7giờ. So sánh mức độ phù chân chuột của các lô dùng mẫu thử so với lô chứng để đánh giá tác dụng chống viêm cấp của mẫu thử.

24

Hình 2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột

Thông số đánh giá: Mức độ phù chân chuột, tỷ lệ ức chế phù chân chuột. - Mức độ phù chân chuột được tính theo công thức:

Trong đó:

∆V%: Mức độ tăng thể tích bàn chân chuột. V0: Thể tích chân chuột trước khi gây viêm. Vt: Thể tích chân chuột sau khi gây viêm t giờ. - Tỷ lệ ức chế phù chân chuột (X%) được tính theo công thức:

Trong đó:

∆Vchứng, ∆Vthử là tỷ lệ tăng thể tích bàn chân chuột trung bình trong cùng thời điểm.

2.3.1.2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm mạn của chế phẩm ME06

Tác dụng chống viêm mạn được đánh giá trên mô hình gây u hạt ở chuột cống, theo phương pháp nghiên cứu của Meier và cộng sự (1950).

Chuột cống trắng, cả hai giống, khoẻ mạnh được chia làm 3 lô: - Lô 1 (n = 10): Uống dung môi NaCMC 0,1% với liều 0,1 ml/10g.

- Lô 2 (n = 10): Uống prednisolon pha trong NaCMC 0,1% với liều 5 mg/kg. - Lô 3 (n = 8): Uống ME06 pha trong NaCMC 0,1% với liều 140 mg/kg. Quá trình thí nghiệm được mô tả trong hình dưới đây.

25

Hình 2.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt

Ngày thứ 1: Gây mê cho tất cả chuột bằng ether, gây u hạt bằng cách cấy viên bông tẩm carrageenan 1% (khối lượng bông 20±1mg/con chuột) đã được sấy tiệt khuẩn (sấy ở 60°C trong 2 giờ) vào dưới da lưng của chuột trong điều kiện bán vô trùng. Ngay sau khi cấy bông gây u hạt chuột được uống mẫu nghiên cứu, thuốc đối chiếu, uống NaCMC 0,1% trong 7 ngày liên tục.

Ngày thứ 7, 5 giờ sau khi cho chuột uống thuốc lần cuối gây mê chuột, bóc tách u hạt cân ướt, sau đó sấy khô u hạt ở nhiệt độ 60°C đến khối lượng không đổi (khoảng 18 giờ). Cân khối lượng u hạt sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi.

Thông số đánh giá: Khối lượng u hạt ướt, khối lượng u hạt khô, tỷ lệ % độ giảm khối lượng u hạt ướt và u hạt khô của lô thử so với lô chứng.

- Khối lượng của u hạt ướt/khô của từng chuột: Khối lượng u hạt ướt: Mướt = M1-M0

Khối lượng u hạt khô: Mkhô = M2-M0

Trong đó:

M1: Khối lượng u hạt có chứa viên bông cân tươi (g) M2: Khối lượng u hạt có chứa viên bông cân khô (g) M0: Khối lượng viên bông tẩm carrageenan ban đầu (g)

- Tỷ lệ % độ giảm khối lượng u hạt của lô thử so với lô chứng (% ức chế viêm của lô thử so với lô chứng) biểu thị theo công thức sau:

26 Trong đó:

Mchứng : Khối lượng u hạt trung bình của lô chứng trắng. Mthử : Khối lượng trung bình khối u hạt ở lô thử. I % : Tỷ lệ % độ giảm khối lượng u hạt của lô thử so với lô chứng.

2.3.1.3. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm ME06

Tiến hành đánh giá tác dụng giảm đau theo mô hình gây đau quặn bằng dung dịch acid acetic 1% trên chuột nhắt. Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô gồm lô chứng, lô đối chiếu (lô chứng dương) và các lô thử thuốc.

- Lô 1 (n=10): Uống dung môi NaCMC 0,1% với liều 0,1 ml/10g cân nặng. - Lô 2 (n=9): Uống diclofenac liều 20 mg/kg cân nặng pha trong NaCMC 0,1%. - Lô 3 (n=10): Uống ME06 liều 240 mg/kg cân nặng pha trong NaCMC 0,1%. Mẫu thử được pha thành dạng hỗn dịch trong NaCMC 0,1% để đảm bảo cho chuột uống đủ liều ở tất cả các lô.

Chuột được uống dung môi pha mẫu, thuốc đối chứng, chế phẩm nghiên cứu với cùng thể tích 0,1 ml/10g chuột vào một giờ nhất định hàng ngày trong vòng 4 ngày trước khi làm thực nghiệm. Trước khi uống thuốc 1,5 giờ, chuột không được ăn nhưng uống nước bình thường. Ngày thứ 5, 1 giờ sau khi được dùng dung môi pha mẫu, thuốc đối chiếu, chế phẩm nghiên cứu lần cuối cùng, chuột được gây đau quặn bằng dung dịch acid acetic 1% với thể tích 0,1 ml/10g chuột, tiêm vào phúc mạc cho tất cả các chuột.

27

Cơn đau sẽ xuất hiện ở chuột sau khi tiêm màng bụng dung dịch acid acetic 1%. Một cơn đau quặn được tính khi chuột có biểu hiện ép sát bụng xuống bàn, xoáy vặn mình và duỗi ít nhất 1 chân ra sau. Đặt mỗi chuột vào 1 lồng và đếm số lần đau quặn trong mỗi 5 phút và đếm liên tục từ sau khi gây đau đến phút thứ 30.

Thông số đánh giá: Số cơn đau mỗi 5 phút.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của chế phẩm me06 trên thực nghiệm (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)