CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG 3.1 Đánh giá chung
3.1.2. Đánh giá công tác lập kế hoạch nhân sự của Công ty
Trong thời gian vừa qua, Công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực. Bên cạnh những kết quả đạt được thật đáng khích lệ thì công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại công ty vẫn còn nhiều tồn tại lớn cần phải có giải pháp hoàn thiện hơn.
Ưu điểm:
Công ty đã duy trì thường xuyên công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực hàng tháng, hàng năm và được thực hiện theo kế hoạch đó. Vì vậy, đã đảm bảo sự liên tục trong sản xuất, hiệu quả trong kinh doanh đồng thời có được đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ, tay nghề ngày càng gia tăng.
Quy trình lập kế hoạch nguồn nhân lực đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Chi phí để lập quy trình ít tốn kém.
Công ty đã hoàn thành khá tốt việc chọn nguồn tuyển mộ, tuyển chọn lao động phục vụ cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua các năm, việc lập kế hoạch nguồn nhân lực đã giúp cung cấp đủ số người cho sản xuất
kinh doanh ổn định, số lượng lao động dư thừa hoặc thiếu hàng tháng là không nhiều.
Nhược điểm:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác lập kế hoạch hóa nguồn nhân lực của công ty còn tồn tại một số bất cập như sau :
Công tác lập kế hoạch nhân lực chưa mang tính khoa học cao vì ngành thủy sản có tính chất mùa vụ, số lượng lao động biến động liên tục theo tháng, theo quý nhưng chỉ dự đoán nhân lực dựa vào yếu tố định tính, kinh nghiệm của người lập kế hoạch nhân lực thì không thể chính xác được.
Phòng tổ chức hành chính - nhân sự của công ty lại chỉ có 1 cán bộ đảm nhận công việc tổ chức nhân sự, số lượng này là quá thiếu so với quy mô nhân lực của công ty, đặc biệt cán bộ nhân sự này còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Do vậy, cán bộ này không thể có đủ thời gian, cũng như là sự đầu tư để nghiên cứu rõ vấn đề kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Công ty chưa có chuyên gia, am hiểu về công tác xây dựng, kế hoạch hóa nguồn nhân lực và phân tích công việc, đây là nguyên nhân cản trở lớn.
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty chưa được chú trọng: đối với bộ phận quản lý chỉ là các khóa đào tạo ngắn hạn, đối với bộ phận sản xuất trực tiếp, công ty mới chỉ đào tạo theo hình thức kèm cặp, chỉ dẫn công việc mà chưa quan tâm đến vấn đề đào tạo về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân tồn tại:
Do tính chất đặc thù của ngành thủy sản, các sản phẩm có tính chất mùa vụ. Do vậy, khối lượng công việc không ổn định qua các kỳ sản xuất, gây khó khăn trong việc xác định nhu cầu lao động, giữ chân người lao động vào thời kỳ ít công việc. Vì vậy, khiến cho lực lượng lao động trong công ty không ổn định thường xuyên, gây khó khăn cho công tác đánh giá cung cầu nhân lực, làm cho công tác kế hoạch nguồn nhân lực chưa chính xác.
Do đa số lao động trẻ nên thường có yêu cầu đãi ngộ so với năng lực của công ty và thường không có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty. Đồng thời, đa số lao động là nữ, do nhiều lí do theo phân tích ở trên, lực lượng lao động này thường nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng. Vì vậy, lực lượng lao động thường xuyên bị biến động, tạo ra
khó khăn trong việc đánh giá chính xác thực trạng nhân lực. Đồng thời, công tác bổ sung, cân đối nguồn nhân lực cũng gặp khó khăn, thiếu chính xác. Đó cũng là nhân tố làm cho công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực thiếu hiệu quả.
Ngoài ra, số lượng cán bộ làm công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực rất hạn chế, cả phòng tổ chức hành chính – nhân sự nhưng chỉ có một người được giao làm nhiệm vụ này. Do đó, cán bộ này không thể làm chi tiết, chuẩn xác công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực vốn rất phức tạp.
Do tiềm lực về tài chính của công ty còn hạn hẹp nên công ty đầu tư chi phí cho công tác lập kế hoạch hóa nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Vì vậy, kết quả đạt được của công tác này sẽ khó mà cao, đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.