- Cắt tỉa vì mục đích thẩm mỹ: cắt tỉa để làm nổi bật hình dạng và đặc trưng tự nhiên của
Hình 5: Hạ thấp vòm lá
vòng cổ, chỗ nách cành, bề mặt của vỏ thường có một lằn gợn lên, gần song song với góc cành . Một vết cắt đúng phải không gây tổn th ương cho gờ nách cũng như vòng cổ của cành.
Vết cắt đúng sẽ bắt đầu ngay sát phía ngoài gờ nách, đi xuống theo h ướng nghiêng ra ngoài thân cây và không làm tổn thương vòng cổ của cành. Thực hiện đường cắt càng sát thân cây càng tốt, ngay nách của cành (nhưng phải phía ngoài gờ nách) để mô của thân không bị thương và vết thương có thể lành trong thời gian sớm nhất. Nếu vết cắt xa thân cây, chừa lại một đoạn gốc của cành (chừa cùi), mô cành thường chết đi và mô sẹo được hình thành từ mô thân.
Vết thương sẽ lâu lành vì mô sẹo phải hàn kín cả phần gốc cành (cùi) còn chừa lại này.
Chất lượng vết cắt có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra vết th ương do cắt tỉa sau một mùa sinh trưởng. Nếu vết cắt đúng cách, sẽ hình thành một vòng mô sẹo đồng tâm. Vết cắt
phạm vào vòng cổ của cành hay gờ nách sẽ làm cho mô sẹo, vốn được hình thành từ hai vị trí
này, phát triển rất ít để hàn vết thương (Hình 7D).
Khi cắt những cành nhỏ, dụng cụ cắt bằng tay phải thật bén để không làm dập cành. Nếu
phải dùng cưa cầm tay để cắt cành lớn hơn, trong khi thực hiện chỉ nên cưa bằng một tay. Nếu
cành quá lớn, cần thực hiện 3 đường cắt để tránh làm tét vỏ (Hình 6C).
- Đường cắt 1 (mở miệng): là một vết khía cạn hình chữ V ở mặt dưới của cành, bên ngoài vòng cổ. Đường cắt này sẽ ngăn không cho cành giật tét vỏ hay mô thân khi rơi xuống.
- Đường cắt 2: bên ngoài đường cắt 1, cắt rời cành chỉ chừa lại 1 đoạn gốc cành ngắn.
- Đường cắt 3: hoàn tất công việc bằng cách cắt tiếp đoạn gốc cành còn lại (tề cùi) ngay sát bên ngoài gờ nách hay vòng cổ của cành.