Sau khi giật phần ngọn cho đến khi chiều cao thân còn lại có thể ngã với địa thế chấp
nhận bên dưới, thân còn lại chia làm 2 đoạn, người thợ giật phần trên thân bằng cách mở miệng và điều khiển bằng tay, dây kéo cho đúng h ướng, chiều dài phần trên có thể phân thành:
+ Giật 6/4 : phần ngọn 6/10; phần gốc 4/10.
+ Giật 7/3 : phần ngọn 7/10; phần gốc 3/10.
Giật 6/4 hay 7/3 (Hình 2.7) tùy theo chiều dài của phần thân còn lại, địa thế hướng ngã
6.2.4. Hạ gốc:
Định hướng ngã:
Ngã theo hướng thiên nhiên:
Ta có thể tiên đoán được hướng ngã của cây bằng một sự quan sát mau lẹ. H ướng ngã phải đủ các điều kiện:
- Cây đốn sẽ không bị tổn hại.
- Dứt lóng và vận chuyển gỗ cho dễ.
- Không có chướng ngại vật, công trình ngầm, nổi.
- Ít gây tổn hại bên dưới.
Thường áp dụng cho các cây trong công vi ên, sân vườn…
Ngã theo hướng lựa chọn:
Có thể hành động bằng những cách riêng biệt hay phối hợp để thay đổi h ướng ngã: - Định hướng mặt cắt sao cho đ ường bản lề thẳng góc với h ướng ngã.
- Dùng nêm.
- Dùng đường bản lề không đối xứng với h ướng lựa chọn.
- Dùng dây buộc ngọn căng vào một cây khác một vật cố định chắc chắn để cây ngã
đúng hướng đãđịnh.
Độ cao gốc chặt:
Tùy theo thói quen và tình trạng cây hư mục, đinh, đá…. Đối với một cây trong tình trạng bình thường, có thể có sự lựa chọn:
- Đốn tại gốc chang cây: cây có đư ờng kính trung bình, việc cắt bỏ hoàn toàn các chang
cây không đủ bảo đảm sự vững chắc của cây, cây có thể ngã ngayđường cưa đầu tiên, rất nguy
hiểm, dễ đụng đinh, đá.
- Đốn tại chỗ phát sinh chang cây: gốc cây còn lại với chiều dài không hợp lý, lãng phí, gỗ bị nứt nhiều nhưng tránh được đinh, đá, sam bọng…
- Đốn ở giữa chang cây: gốc cây còn lại với chiều dài hợp lý, đường cưa thực hiện tại
một chiều cao thích hợp, giảm bớt sức lao động, gỗ ít bị nứt.