CHĂM SÓC & BẢO QUẢN CÔNG VIÊN

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị - Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 52 - 57)

C ột dây: (Hình 2.14)

CHĂM SÓC & BẢO QUẢN CÔNG VIÊN

7.1CHĂM SÓC THẢM CỎ.

Thông thường trong công viên thảm cỏ chiếm diện tích nhiều nhất. Thảm cỏ trong công

viên là mặt bằng có đất đen tơi xốp được trồng cỏ thuấn chủng ( một loại cỏ ) phủ kín đều.Trên thảm cỏ thảm cỏ rãi rác cây xanh, kiểng có hoa. Thảm cỏ luôn đ ược phát đều, đảm bảo chiều

cao cỏ < 10 cm, không xen lẫn cỏ dại nếu có thì không được vượt quá 5% diện tích và không bị

mất khoảng lề cỏ phải đ ược xén tỉa theo chu vi thảm cỏ, cách gốc cây xanh hoặc cây kiểng có

hoa đường kính từ 1m - 2m tùy thuộc đường kính gốc cây, cách bó vĩa 10cm. Công tác chăm

sóc bảo quản thảm cỏ bao gồm :

1.1.Trồng cỏ: có hai cách trồng, trồng mảng hoặc cấy cỏ. Đối với giống cỏ ít lẫn cỏ tạp

thì nên trồng mảnh, cỏ sẽ nhanh phục hồi ; nếu cỏ giống ít thuần thì nên trồng theo cách cấy cỏ. 1.2.Tưới nước: Khi cỏ mới trồng phải tưới nước thường xuyên nhiều lần ttrong ngày,

sau đó tùy điều kiện cụ thể và tùy theo mùa mà có thể tưới giảm lại.

1.3.Phát cỏ: thảm cỏ thường xuyên được phát mỗi tháng 1 lần, đảm bảo duy trì thảm cỏ

luôn bằng phẳng, chiều cao cỏ < 10cm. T ùy theo điều kiện địa hình hoặc tùy vị trí có thể dùng máy cắt cỏ cầm tay hoặc xe phát cỏ. đối với cỏ không thuần chủng theo định m ức 8 lần / năm.

1.4.Xén cỏ lề: lề cỏ phải được xén thẳng theo chu vi thảm cỏ, cách bó vĩa 10cm, công

việc tiến hành thường xuyên mỗi tháng 1 lần. Cỏ không đ ược chạm cạnh bó vĩa, nếu có thì tỷ lệ

cho phép≤ 2%. Nên chú trọng những tháng mùa mưa khi cỏ sinh trưởng phát triển nhanh.

1.5.Làm cỏ tạp: nhổ sạch các loại cỏ khác lẫn trong cỏ thuần chủng, đảm bảo duy trì thảm cỏ không có cỏ dại v ượt quá 5% diện tích thảm cỏ. Công việc này cũng được thực hiện 12

lần/ năm.

1.6.Trồng dặm cỏ: thực hiện đều mỗi tháng 1 lần kể cả Lễ, Tết. Trồng cỏ mới thay cỏ

chết hoặc bị dẫm nát, cỏ trồng dặm phải cùng với cỏ hiện hữu, đảm bảo sau khi trồng dặm thảm

cỏ phải được phủ kín, không mất khoảng.

1.7.Phòng trừ sùng cỏ : vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam thảm cỏ th ường bị sùng phá hại ăn hết rễ làm cỏ chết, vì vậy muốn phòng ngừa nên rãi thuốc vào đầu mùa mưa như vậy mới

tiêu diệt được trứng sùng.Việc phòng ngừa này có lợi hơn nhiều, vì khiđã phát hiện thì thãm cỏ đã thiệt hại và công tác diệt sùng cỏ càng tốn kém hơn. Nên rãi thuốc làm 2 đợt:

- Đợt 1 vào đẫu mùa mưa cuối tháng 4 đầu tháng 5.

- Đợt 2 vào khoảng tháng 9 – tháng 10.

1.8. Bón phân cho thảm cỏ: rãi đều phân trên toàn bộ diện tích thảm cỏ, công tác này

được thực hiện 2 lần/ năm.

7.2CHĂM SÓC BỒN HOA.

Hoa trồng trong công viên, phải đúng tiêu chuẩn xuất vườn, hoa đẹp nở đều, không sâu

bệnh. Tùy thuộc chủng loại hoa được thay theo mùa, theo tháng hay theo lịch thay hoa đãđược

thống nhất hàng năm.

2.1.Thay hoa : nhổ sạch hoa tàn, dùng cuốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn, trồng hoa

theo chủng loại đãđược chọn. Hoa được thay thường xuyên hàng tháng và sau Tết để thay đổi

màu sắc tươi đẹp trong công viên. Sau khi trồng hoa xong phải dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ ướt đẩm cây để giữ cho đất em, ổn định.

2.2.Tưới nước:dùng vòi phun tưới đều, ướt đẩm gốc cây, kết hợp phun nhẹ rửa sạch lá. Nhu7mg4 ngày không mưa ph ải tưới một ngày 2 lần.

2.3.Phu thuốc trừ sâu: dùng bình phun thuốc, phun đều trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của

lá, thânvà dưới đất. Liều lượng theo quy định của từng loại thuốc, công việc này thực hiện theo định mức 12 lần/ năm ; tuy nhiên thường xuyên phải kiểm tra hàng ngày và khi phát hiên phải

xử lý ngay.

2.4.Bón phân và xử lý đất bồn hoa : công việc này kết hợp cùng công tác thay hoa, đ ể tăng cường dinh dưỡng cho đất và rãi thuốc xử lý các mầm bệnh trong đất, cuốc xới, ph ơi đất từ

3– 5 ngày.

7.3.CHĂM SÓC BỒN KIỂNG

3.1.Trồng dặm kiểng :đối với một số kiểng lá nh ư lá trắng, lá màu, tai tượng...cần thiết

phải trồng dặm nếu có cây chết hoặc khuyết trong bồn.Nhổ cỏ dại trong bồn theo định kỳ hoặc thường xuyên ( có nơi quy định 8 lần/ năm ).Ngoài ra cần tiến hành cắt tỉa nếu kiểng ra quá dài, quá rậm rạp.

3.2.Bón phân : bón phân 2 lần/ năm,gồm phân hữu cơ ( phân chuồng hoai ), phân vô cơ

( N, P, K ) và phun thuốc trừ sâu 2 lần / năm.

3.3.Đối với kiểng chậu :tưới nước hàng ngày bằng vòi phun bằng taytừ những nguồn nước: giếng đóng, giếng bơm, nước thủy cục. Thay đất, lấy đất đen trộn đều với phân hữu cơ, theo quy định mỗi năm thay 2 lần, đồng thời cũng bón phân vô c ơ 2lần / năm. Thực hiện phun

thuốc trừ sâu, cần lưu ý công đoạn xới phá váng lớp đất mặt bị chai cho t ơi xốp, nhổ cỏ dại 8 lần / năm.

3.4.Đối với kiểng trổ hoa : cắt sửa 8 lần / năm. Đồng thời cũng thực hiện bón phân, phun

thuốc trừ sâu, tưới nước, trồng dặm kiểng có hoa theo quy định trên

Cũng giống như các loại hoa, các loại kiểng cũng có điều kiện sinh thái khác nhau, do đó

chọn một loại kiểng, bố trí vào một bồn cụ thể phải x em xét địa điểm,

vị trí, điều kiện hoàn cảnh thích hợp.Thí dụ: Kè Nhật ưa ẩm mát, khi nắng nhiều dễ bị cháy lá ; các loại Croton, lá màu, huyết dụ cần nhiều nắng để có màu sắc rực rỡ; Bông giấy, Xương rồng,

Sứ thái lan cần khô hạn, nếu bị úng rất dễ chết.

3.5.Kiểng tạo hình : phải cắt tỉa cẩn thận theo hình dạng ban đầu theo quy định 8 lấn/ năm và cũng thực hiện công tác chăm sóc bón phân, tuới n ước, thay đất phun thuốc trừ sâu nh ư

7.4CHĂM SÓC CÂY HÀNG RÀO.

Cây trồng làm hàng rào hoặc làm đường viền bồn hoa, bồn kiềng nh ư ắc ó, mai chiếu

thủy, cẩm tú mai, chuổi ngọc… hàng tháng phải được cắt sừa cho ngay thẳng hoặc theo định

dạng ban đầu để loại bỏ cây, cành mọc so le, đảm bảo không biến dạng hình thế ban đầu .

7.5 CÔNG TÁC VỆ SINH CÔNG VIÊN.

- Thảm cỏ, đường đi trong công viên phải được quét hàng ngày và được gom lại một nơi quy địnhđể vận chuyển rác ra khỏi công viên trong ngày, không được đốt rác trong công viên.

- Đường đi trong công viên không để đọng nước gây lầy lội, mất vệ sinh vàảnh hưởng hư hại mặt đường. Đối với những lối đi trong công vi ênđược kết cấu bằng những dale bê tông có trồng cỏ ở nơi khe hở giữa những tấm dale phải làm cỏ dại và cắt cỏ cho đều không lan ra

quá nhiều trên bề mặt dale.

- Công việc rửa vĩa hè thực hiện 4 lần/ tháng, đối với nền đá ốp lát thực hiên 15 lần/

tháng. Nạo vét cống rãnh 2 lần/ năm, bùn lắng đọng trong cống rãnh≤ 5cm và hố ga ≤ 10cm.

- Ngoài ra một số công viên còn có hồ nước, đài phun nước, tiểu cảnh, vườn tượng …cần

thực hiện thay nước hồ, vệ sinh đáy hồ, khai thông vòi phun, cọ rửa tượng, chăm sóc tiểu cảnh

PHỤ LỤC

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

20/2005/TT-BXD Đ ộc lập- Tự do- Hạnh phúc

---o0o---

Hà Nội , Ngày 20 tháng 12 năm 2005

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 c ủa Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 c ủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác quản lý cây xanh đô thịnhư sau:

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH

Thông tư này hướng dẫn công tác quản lý cây xanh đô thịnhằm:

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời khuyến khích toàn xã hội thamgia quản

lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên toàn quốc phù hợpvới Định hướng phát triển

đô thịViệt Nam và quy hoạch xâydựng đô thị.

- Đáp ứngmục tiêu tăngtỷ lệdiện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệmôi trường

đô thịcủa vùng nhiệt đới, phù hợp và góp phầntạo nên bảnsắc riêng của mỗi đô thị.

II.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan tới các hoạt động về

quản lý, tư vấn, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cây xanh tại các đô thị trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị - Trường ĐH Nông nghiệp 1 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)