Vai trò của quản lý thông điệp truyền thông chính sách Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 31 - 34)

xã hội trên báo mạng điện tử Việt Nam

Những năm qua, quán triệt nghiêm túc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, nghị quyết của TW, sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, quản lý thông điệp truyền thông về chính sách BHXH trên báo chí cả nước nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, luôn giữ được định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích; bám sát vào tình hình thực tế để phục vụ công chúng. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo chí.

Quản lý truyền thông chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong một xã hội xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như của Việt Nam hiện nay. Một xã hội mà nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì mọi chính sách mà Nhà nước ban hành người dân đều phải biết và tuân thủ. Vì vậy, quản lý truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội là điều đương nhiên và gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Qua quản lý thông điệp truyền thông về chính sách BHXH trên báo

Với những ưu điểm vượt trội của mình, quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên BMĐT đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội đặc biệt là quá trình thực thi chính sách BHXH, cụ thể:

1.2.1. Góp phần tuyên truyền và phổ biến chính sách của đảng, nhà nước và ngành Bảo hiểm xã hội.

Việc phổ biến tuyên truyền chính sách BHXH không chỉ dành cho nhân dân trong nước mà kiều bào ta ở nước ngoài cũng có thể tiếp cận được; không chỉ dành cho người Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 10 năm 2029, nỗ lực, tăng tốc, hướng tới hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch, riêng về công tác tuyên truyền, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, xã hội triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền – được đánh giá cao về hiệu quả - như hối hợp với Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo Trung ương) xây dựng Kế hoạch; Phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Dự thảo Kế hoạch Tổ chức sự kiện Chiến dịch tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình... và phối hợp tổ chức gần 30 hội nghị tuyên truyền tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho các nhóm đối tượng tại các địa phương, thu hút trên 5.000 người tham dự.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử trong và ngoài Ngành, các đơn vị thuộc hệ thống đã tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, chuyên trang, bài viết về chính sách BHXH, BHYT; công tác cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT; đẩy mạnh BHYT học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới 2019-2020; phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện... Đáng chú ý, các tuyến tin, bài thu hút sự chú ý của dư luận trên Truyền hình Nhân dân, Báo Lao Động, Báo Tuổi trẻ, Báo Nhà báo và công luận; hỗ trợ Kênh VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Tọa đàm trực tuyến Diễn đàn kinh tế, Kênh VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề BHXH Việt Nam - Những nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ...

Đồng thời, tiếp tục tổ chức sản xuất các hình thức truyền thông mới như Infographic, video clip, giao lưu trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; thực hiện cập nhật, tương tác trên Trang Fanpage BHXH Việt Nam, trên mạng xã hội Facebook để tư vấn, giải đáp chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho nhân dân, người lao động... Về phía BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, cơ quan báo chí, truyền thông triển khai các hoạt động phối hợp tuyên

truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách, pháp luật BHXH, BHYT với các doanh nghiệp, người lao động; hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trực tiếp tại các xã, phường, khu dân cư, tổ dân phố... sau khi các hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách kết thúc, ghi nhận có nhiều người dân đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, BHYT ngay tại hội trường, góp phần nâng cao độ bao phủ BHXH, BHYT, bảo đảm An sinh xã hội cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

1.2.2. Dẫn dắt, định hướng nhận thức xã hội.

Mỗi một thông điệp về các chính sách tác động trực tiếp tới hệ thống giáo dục của xã hội, định hướng tư tưởng trong đời sống của người dân. Mỗi một thông điệp là một định hướng, chỉ dẫn cho người dân biết mình có những quyền lợi và nghĩa vụ gì từ chính sách đó. Từ đó giúp mỗi người đều có những định hướng mục tiêu trong hoạt động của mình.

Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ tất cả các yếu tố căn bản của nền báo chí truyền thông từng quốc gia, với các yếu tố căn bản: nhà sản xuất sản phẩm truyền thông, sản phẩm báo chí truyền thông, dịch vụ và sự biến đổi các nhóm công chúng truyền thông. Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, miền, một bộ phận người dân chưa được tiếp cận, thường xuyên, cập nhật thông tin về những chính sách BHXH, BHYT. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, nhưng nhận thức của người dân về chính sách còn hạn chế. Do trình độ còn hạn chế, nên việc tiếp nhận thông tin và quyền lợi được hưởng từ BHXH, BHYT của người dân chưa cao, hiểu sai về những chính sách BHXH, BHYT. Ngoài ra, sự phát triển của mạng xã hội đang đặt ra nhiều thách thức đến truyền thông BHXH, vấn nạn tin giả (Fake news), khi thông tin về chính sách BHXH, BHYT bị lợi dụng vào mục đích khác hoặc làm giảm niềm tin công chúng vào chính sách BHXH, BHYT.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông được đẩy mạnh, nhưng hiện nay trên báo chí vẫn thiếu những tuyến bài chuyên sâu, mang tính đột phá. Trong thời

gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019, đã có gần 26.000 tin, bài, phóng sự, tọa đàm trực tuyến, lượt tương tác... về BHXH, BHYT được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khoảng 13.286 thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội.

1.2.3. Giúp công chúng nắm rõ được nội dung của thông điệp

Nếu xây dựng được những thông điệp có chất lượng tốt, hấp dẫn, khả năng tương tác cao, thì các cơ quan BMĐT sẽ thu hút được lượng công chúng đông đảo, từ đó nâng cao nguồn thu tài chính, phát triển hiệu quả hơn hoạt động báo chí. Thông điệp phải được nghiên cứu xây dựng từ nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mà chính sách mang lại. Trên cơ sở đó, báo chí sẽ rất dễ tạo ra thông điệp đúng, trúng, hay, ngắn gọn, hiệu quả.

Báo chí - truyền thông phải chỉ ra những lợi ích mà chính sách đó mang lại cho người dân và doanh nghiệp là gì. Tất cả những lợi ích đó phải được hài hòa và trở thành lợi ích chung của xã hội, không nên xem nhẹ và loại trừ bất cứ lợi ích của bên nào. Suy cho cùng lợi ích của Nhà nước cũng là tiền đề để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo lợi ích của người dân. Lợi ích hài hòa thì rất dễ tạo đồng thuận, từ đó kích thích thực hiện chính sách dễ dàng. Thông điệp chính sách BHXH đưa ra phải thể hiện rõ mục đích tháo gỡ những khó khăn của thực tiễn đặt ra, vừa tháo gỡ vừa kích thích phát triển, sản xuất. Cần lưu ý rằng, một chính sách muốn truyền thông tốt phải có những yếu tố: Chính sách nào mà phục vụ người dân tốt nhất thì chính sách đó sẽ dễ truyền thông đến người dân, tạo hiệu quả. Nhưng không có nghĩa cứ chính sách tốt thì sẽ dễ dàng đến với người dân, mà cần sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông để người dân có thể tham gia vào thực hiện chính sách ấy càng sớm càng tốt. Điều đó cần nghệ thuật truyền thông.

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)