Khái quát về các báo vị khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 44 - 49)

2.1.1. Báo Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11/3/1951 tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Báo Nhân Dân kế tục truyền thống báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21/6/1925 và các báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Sự Thật.

Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với nhiều báo trên thế giới.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp đổi mới xây dựng nước Việt Nam vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", báo Nhân Dân luôn có mặt trên những trận tuyến nóng bỏng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Trong 34 năm Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động từ Đại hội VI năm 1986, báo Nhân Dân đã tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến và ý chí của các tầng lớp nhân dân, tham gia tổng kết thực tiễn, hoàn thiện đường lối Đổi mới.

Hiện nay, báo Nhân Dân có 6 ấn phẩm bao gồm: Nhân Dân hàng ngày, báo Nhân Dân điện tử, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, Thời báo ngày nay và Kênh truyền hình Nhân Dân.

Ngày 21/6/1998, báo Nhân Dân chính thức phát hành trên mạng Internet,

trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam trên mạng ở địa chỉ www.nhandan.org.vn và phát hành đồng thời ở các địa chỉ khác là

www.nhandan.org.vn. Hiện nay, báo Nhân Dân điện tử có nhiều phiên bản khác nhau bao gồm: Phiên bản tiếng Việt. tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập.

Là “Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”, báo Nhân Dân luôn đặt nhiệm vụ đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch lên hàng đầu.

2.1.2. Báo Lao Động

Lao Động là tờ báo của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội Đỏ, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Báo Lao Động đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của “Dân tộc anh hùng, giai cấp tiên phong”.

Ngày nay, dư luận đều coi Lao Động là một trong những tờ báo chính trị xã hội tiêu biểu của cả nước. Còn đối với thế giới, thì Lao Động đã từng được bình chọn là một trong 200 tờ báo hiện đại trong số vài nghìn loại báo hiện có trên toàn cầu, được mời dự Triển lãm báo chí quốc tế

Báo Lao Động đã ra đời trong muôn vàn gian khó, do đích thân lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh thực hiện: Ngày 28/7/1929 tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón - Hà Nội, lúc đó là Hiệu thuốc lào Thuận Mỹ, đã diễn ra một cuộc hội nghị quan trọng sau này trở thành một sự kiện lịch sử: Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (TCHĐBK). Dự hội nghị có bảy đại biểu do Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Hội nghị đã bầu Nguyễn Đức Cảnh làm hội trưởng lâm thời, quyết định ra một tờ báo mang tên báo Lao Động, một tạp chí mang tên Công hội Đỏ…

Sau hội nghị 28/7/1929, Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xuất bản báo Lao Động. Địa điểm làm báo là một ngôi nhà nhỏ ở ngõ Thông Phong đầu phố Hàng Bột, ngày nay là phố Tôn Đức Thắng. Sự kiện năm 1929, Báo Lao Động ra được 4 số đầu tiên là sự kiện lịch sử có giá trị truyền thống sâu sắc. Sau một thời gian gián đoạn, theo yêu cầu của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo Lao Động tiếp tục được xuất bản bí mật, do Tổng Biên tập Nguyễn Văn Trân thực hiện. Từ cuối năm 1943 đến khởi nghĩa 19.8.1945 ra được 12 số, đó là một kỳ công. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động: Báo ra công khai.

Ngày 12/12/1946, báo Lao Động ra số 42, không ngờ đó là số báo cuối cùng ở thủ đô Hà Nội trước khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay sau đó là thời kỳ “Tòa soạn trong rừng”, tiếp tục xuất bản 200 số báo trong suốt 9 năm kháng chiến.

Số báo đầu tiên ra mắt công chúng Hà Nội trở lại là số 276 ngày 6/11/1954, gần một tháng sau ngày Giải phóng thủ đô. Từ đây bắt đầu một thập kỷ thịnh vượng của lịch sử báo Lao Động. Báo liên tục ra tuần hai kỳ cho đến năm 1961 thì ra tuần ba kỳ vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy. Năm 1962, Báo Lao Động đã tiễn chân những đồng nghiệp thân yêu của mình vào Nam tăng cường cho các hoạt động Công đoàn giải phóng.

Sau ngày 30/4/1975, Báo Lao Động từ số nhà 51 - Hàng Bồ - Hà Nội bằng mọi cách chuyển lên từng chuyến xe của Tổng Công đoàn đi xuyên Việt vào phát hành trong thành phố Sài Gòn giải phóng. Trong những năm bao cấp khó khăn, Lao Động trở thành một trong những tờ báo đứng ở hàng đầu cuộc đấu tranh đổi mới báo chí. Ngày 3/12/1989, số báo Lao Động Chủ nhật đầu tiên ra đời.

Số báo này đăng ý kiến của nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng mừng tờ Lao Động có thêm một kỳ chủ nhật ra mắt bạn đọc: “Giữa thời cuộc trong và ngoài nước cực kỳ phức tạp hiện nay, tiếng nói của quần chúng lao động hơn lúc nào hết cần phải cất cao. Tôi xin phép mở ngoặc: Lao Động với nghĩa chính xác, gồm lao động trí óc và chân tay, một khái niệm lao động hiện đại...

Báo Lao Động, như báo chí nói chung, ý thức vai trò cao quý của mình, xuất hiện là để bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động, tức bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Ngay trong năm 1990 báo Lao Động Chủ nhật đã phát hành bình quân 80.000 bản mỗi số. Ngày từ ngày 17/3/1991 Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã họp, xem xét và ra quyết định số 198-QĐ-TLĐ xin phép Nhà nước cho báo Lao Động ra hằng ngày. Tuy nhiên, để trở thành nhật báo là một hành trình dài đầy khó khăn.

Ngày 19/5/1999 là một dấu mốc rất đáng nhớ của báo Lao Động, một câu lệnh cuối cùng trên máy tính… và báo Lao Động đã hòa vào mạng thông tin điện tử toàn cầu với tên miền thân thiện: www.Laodong.com (nay là

www.Laodong.vn), trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên của Việt Nam.

Báo Lao Động là tờ báo nổi tiếng về chống tiêu cực. Nhà báo Quang Đạm trong Hội nghị bàn tròn ngày 10 tháng 6 năm 1988 ở Toà soạn báo đã gọi “Lao Động là một trong những kiện tướng trên mặt trận chống tiêu cực”.

Là tờ báo của giai cấp công nhân, Báo Lao Động ngay trong những năm đầu tiên ra công khai đã nêu cao tính chiến đấu, phê phán tiêu cực ngay trong nội bộ. Những bài báo mang tinh thần đấu tranh thẳng thắn tuy ngày nay đọc lại thấy còn thô sơ, mộc mạc nhưng lúc đó là những bài gây dư luận sôi nổi khác thường.

2.1.3. Báo Bảo hiểm Xã hội

Báo Bảo hiểm Xã hội là cơ quan ngôn luận của BHXH Việt Nam; là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Báo Bảo hiểm Xã hội xuất bản số ra đầu tiên ngày 9/7/2003. Báo Bảo hiểm Xã hội chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của BHXH Việt Nam.

Báo Bảo hiểm Xã hội là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí, có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Hà Nội và Văn phòng đại diện phía Nam tại TP.Hồ Chí Minh. Báo có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Báo bản in theo định kỳ, quản lý và đăng tải thông tin trên Trang Thông tin điện tử Báo Bảo hiểm Xã hội;

- Thông tin trung thực, khách quan về những sự kiện, hoạt động liên quan đến lĩnh vực ASXH của đất nước cũng như trên thế giới;

- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, đường lối, CS của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ASXH nói chung và BHXH nói riêng; đăng tải, phổ biến các văn bản hướng dẫn của Ngành về thực hiện chế độ CSBHXH;

- Phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ, quản lý về BHXH trong và ngoài nước;

- Phản ánh và định hướng dư luận xã hội những vấn đề xã hội quan tâm về CSPLBHXH; là diễn đàn trao đổi của nhân dân, NLĐ, người về hưu và hưởng các chế độ BHXH;

- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm PL BHXH và các hiện tượng tiêu cực khác theo đúng tôn chỉ mục

đích của Báo Bảo hiểm Xã hội;

- Khai thác các nguồn lực xã hội hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế và các cơ quan khác theo quy định của PL;

- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong thực hiện nhiệm vụ;

- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành; - Quản lý công chức, viên chức, phóng viên, biên tập viên người LĐ của đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Về cơ cấu tổ chức của Báo Bảo hiểm Xã hội (tính đến hết tháng 12/2019) gồm có 4 phòng: Phòng Phóng viên; Phòng Hành chính- Trị sự; Phòng Thư ký Toà soạn và Văn phòng đại diện phía Nam.

Những năm đầu thành lập, Báo Bảo hiểm Xã hội xuất bản 1 kỳ/1 tuần. Đến tháng 10/2005 Báo xuất bản thêm 1 ấn phẩm Bảo hiểm xã hội cuối tháng. Đến tháng 1/2008 Báo tăng kỳ số tuần từ 1 kỳ/tuần lên 2 kỳ/tuần.

Báo bảo hiểm Xã hội chính thực được cấp giấy phép xuất bản số 47/GP- TTĐT với tên miền baobaohiemxahoi.vn cấp ngày 2/10/2014 bởi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông

Đến nay, mạng lưới cộng tác viên của Báo đã được xây dựng ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm cả phóng viên của các báo, cả cán bộ trực tiếp làm công tác BHXH thuộc các địa phương.

Ngoài nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, CSPL của Nhà nước, trong đó có chính sách BHXH, BHYT, Báo BHXH còn tham gia: Giải đáp và hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT; nhân rộng các điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT. Riêng Báo BHXH số cuối tháng còn đăng tải những thông tin liên quan đến đời sống kinh tế- xã hội, văn hóa, thể thao... phục vụ đa dạng nhu cầu thông tin của độc giả.

khá cao (chiếm 56%)- cho thấy sự nỗ lực của Báo trong công tác tuyên truyền về chính sách này. Báo đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được cơ quan chủ quản là BHXH Việt Nam giao. Do đó, đã có kế hoạch tuyên truyền về mảng nội dung này thông qua việc xây dựng các chuyên mục cụ thể gắn với thực tiễn công tác ASXH; đồng thời luôn duy trì cố định, thường xuyên các chuyên mục. Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH, BHYT, Báo BHXH đã thực hiện tốt vai trò của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý thông điệp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát trên 3 báo mạng điện tử nhandan org vn, laodong vn, baobaohiemxahoi vn từ 72018 đến tháng 102019) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)